Cách nuôi gà đá có lực bách chiến bách thắng
Để nuôi gà đá có lực, bạn cần phải có những phương pháp và kỹ thuật chăm sóc riêng, từ chế độ dinh dưỡng phù hợp đến các hình thức tập luyện khoa học
Nội dung chi tiết
Trong các phương pháp nuôi gà chọi tốt thì cách nuôi gà đá có lực luôn được nhận được sự quan tâm của nhiều người. Mặc dù kỹ thuật nuôi gà đá này không phải là dễ nhưng Lam sao.com tin chắc rằng với những hướng dẫn dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tìm được những kỹ thuật phù hợp để biến chú gà chọi của mình trở thành một chiến kê hùng dũng trong mọi trận đấu đấy nhé.
Cách nuôi gà đá có lực bách chiến bách thắng
Để nuôi gà đá có lực, bạn cần phải có những phương pháp và kỹ thuật chăm sóc riêng, từ chế độ dinh dưỡng phù hợp đến các hình thức tập luyện khoa học
Nội dung chi tiết
Trong các phương pháp nuôi gà chọi tốt thì cách nuôi gà đá có lực luôn được nhận được sự quan tâm của nhiều người. Mặc dù kỹ thuật nuôi gà đá này không phải là dễ nhưng Lam sao.com tin chắc rằng với những hướng dẫn dưới đây, bạn hoàn toàn có thể tìm được những kỹ thuật phù hợp để biến chú gà chọi của mình trở thành một chiến kê hùng dũng trong mọi trận đấu đấy nhé.
Cách nuôi gà đá có lực bách chiến bách thắng
- 1- Cách vần gà chuẩn xác cho gà chọi đòn
- Vần gà là một trong những kỹ thuật quan trọng mà bạn cần phải thực hiện đều đặn để chú gà của mình trở nên sung sức hơn. Có 3 hình thức vần chính như sau:
- - Gà vần với gà, hay còn gọi là vần đòn, vần hơi: Ở hình thức này, bạn cuốn chân hai chú gà chọi lại, bịt hoặc thả mỏ để chúng ‘quần thảo’ với nhau.
- - Gà vần với người, hay còn gọi là tập bộ, bao gồm cả hình thức ‘quay thóc’: Bạn sẽ đóng vai trò như người tập luyện cùng chú gà của mình.
- - Hai gà chạy lồng: Hai chú gà chọi sẽ được nhốt chung vào một chiếc lồng để luyện chạy đuổi nhau. Khi đó, bạn sẽ phải ngồi ngoài để theo dõi đếm số vòng chạy đấy nhé.
- Tuy nhiên, để nuôi gà đá có lực, bạn cần phải biết vần gà theo các mức độ khác nhau trong quá trình nuôi. Nguyên tắc là phải vần theo mức độ tiêu hao năng lượng từ ít đến nhiều thông qua các hình thức từ đơn giản đến phức tạp. Và khi chú gà chọi đã đạt đến mức tiêu hao năng lượng cao nhất rồi thì bạn lại hạ dần mức độ xuống để cho chúng thích nghi và có được một thể lực thật hoàn chỉnh.
- Riêng với một chú gà mộc nguyên lông lá thì cách vần gà chọi chiến lại khác một chút. Trước tiên, bạn tập om nước chè tươi cho nó, sau đó cho chạy lồng và dùng thuốc men trong khoảng 1 tuần, cuối cùng là cho nghỉ ngơi khoảng 2 ngày rồi mới bắt đầu vào vần nhé.
-
- Dáng đứng của một chú chiến kê oai dũng
- Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công thức vần gà chung trong cách nuôi gà đá có lực nhé:
- - Kỳ 1: Bạn vần 1 hồ đòn 15 – 20 phút rồi cho nghỉ 8 ngày, vần 1 hồ hơi 30 – 40 phút rồi nghỉ 7 ngày.
- - Kỳ 2: Vần 2 hồ đòn 17 – 25 phút rồi nghỉ 14 – 20 ngày, vần 2 hồ hơi 30 – 40 phút rồi nghỉ 10 ngày.
- - Kỳ 3: Vần 3 – 4 hồ đòn trong khoảng 17 – 25 phút rồi cho nghỉ 21 – 28 ngày bắn chân 5 phút, tiếp đến khoảng 3 ngày sau thì vần 4 hồ hơi từ 30 – 40 phút rồi cho nghỉ 10 ngày bắn chân 5 phút. Cuối cùng thì khoảng 4 ngày sau cho bắn chân 10 phút rồi nghỉ 7 ngày trước khi ra chiến đấu.
- 2- Luyện tập thế nào trong cách nuôi gà đá có lực?
- Cách thức vào nghệ
- Thực tế thì chú gà chọi của bạn có sức chịu đòn, có khả năng phát lực khi đá và cơ thể có được săn chắc hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều ở kỹ thuật vào nghệ. Trước tiên, bạn dùng củ nghệ (loại nghệ chỉ có trong miền nam) rồi nấu cùng với muối, với phèn chua và một số loại thuốc đặc dụng cho gà, nấu đến khi nào nghệ sánh là được. Sau đó, bạn cùng cọ hoặc bàn chải chấm vào nước nghệ đã nấu và bôi lên khắp cơ thể của chú gà. Lưu ý là:
- - Bạn vào nghệ nhiều hơn ở những vùng mà gà chọi hay dính đòn như mặt, đầu, cổ, lưng, cánh, vai, ngực, hốc nách… và cả những vùng hay tích tụ mỡ như mông, gầm bụng…
- - Riêng phần đùi và khoeo gối thì vào nghệ nhạt hơn, càng vào càng nhạt để tránh trường hợp bị cứng cựa khiến gà không thể đá được.
-
- Hình ảnh chú gà sau khi được vào nghệ