• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

5 Giác Quan Của Chó- Những điều Cần Biết.

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
5 GIÁC QUAN CỦA CHÓ- NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT.

Hiểu biết cơ bản về giác quan của chó không những giúp chúng ta chăm sóc sức khỏe, huấn luyện chó, mà còn tận dụng các khả năng phi thường của loài vật đặc biệt này hỗ trợ hiệu quả cho con người.

1.THỊ GIÁC:

- Khả năng nhìn vào ban đêm của chó tốt hơn người rất nhiều vì tế bào võng mạc mắt của chó có thể hội tụ cả hai loại ánh sáng rực rỡ ban ngày và lờ mờ của đêm tối. Điều quan trọng này giúp chó săn mồi và bảo vệ tốt vào ban đêm.
- Góc nhìn của mắt chó rất rộng vì hệ cơ điều khiển con ngươi linh hoạt và mềm dẻo, nhiều khi không cần quay đầu mà chó có thể đảo mắt về các phía, quan sát kỹ lưỡng, giúp phản ứng nhanh và giữ bí mật, giảm thiểu cử động cơ thể.
- Mắt chó có 3 mí, khi không cần thiết chỉ đóng 1 mí chắn bụi mà vẫn không ảnh hưởng lắm tới khả năng nhìn.
- Nước mắt chó có khả năng ô-xy hóa và sát trùng rất mạnh, việc tiết nhẹ chất nước trong để bảo vệ mắt và tống khứ được bụi bẩn trong điều kiện hoang dã của môi trường.
- Mắt chó thực sự là một camera hoàn hảo gưỉ hình ảnh và được xử lý ngay lập tức trong vùng thị giác bán cầu đại não với tốc độ tức thì chỉ đạo các bộ phận cơ thể thực hiện kịp thời các động tác : cắn xé, chạy, sủa hoặc tình cảm âu yếm.
- Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về khả năng phân biệt màu của chó. Câu hỏi "Liệu chó có bị mù màu?" được tranh luận sôi nổi. Quan niệm "mù màu" ở chó là không đúng. Thực tế chó nhìn được màu sắc nhưng khả năng phân biệt đủ các màu không được như con người. Lý do vì ở người có 3 loại tế bào thị giác phân biệt màu sắc, nhưng chó chỉ có 2 loại.


So sánh khả năng nhìn màu của người và chó.


Góc nhìn của mắt chó rất rộng.

2. THÍNH GIÁC:

- Khả năng nghe của chó gấp hai lần con người. Phản ứng đáp ứng sau khi nghe nhanh gấp hai lần rưỡi con người.
- Chó có khả năng nghe được sóng siêu âm nên người ta dùng còi siêu âm để dạy chó.
- Khả năng phân biệt âm thanh của chó tuyệt hảo. Tiếng suỵt, huýt sáo hay tiếng chút chít của động vật, ri rỉ của côn trùng đều được xử lý vào "bộ nhớ" và nhận biết được khi nghe lại lần khác. Các khẩu lệnh dạy chó cần được phát lại chuẩn , như nhau thì mới có hiệu quả.


Cấu tạo giải phẫu tai chó.​

3. KHỨU GIÁC:

- Có thể đánh giá khả năng ngửi, đánh hơi của chó là một giác quan quan trọng nhất trong 5 giác quan. Không chỉ ngửi mùi vị phân biệt thức ăn, chó còn dùng mũi để ngửi phát hiện con mồi đi săn. Định vị mình đang ở đâu? Để thông tin với nhau trong cộng đồng. Tìm bạn tình hoặc phân biệt con đẻ với những con chó con lạ. Một con chó đực có thể nhận biết các "cô ả xinh đẹp" đang đến kỳ động dục đỉnh điểm trong vòng bán kính... 3 km ! Vì vậy nhiều khi chủ chó rất lạ vì xung quanh hàng xóm không nuôi chó mà sao chó vẫn "mang bầu"!
- Không cần "nếm", chỉ ngửi thức ăn, chó có thể quyết định ăn hay từ chối ăn.
- Nhậy cảm, nhận biết mùi của chó nhanh gấp 1 triệu lần khả năng của con người vì chó có hơn con người 40 lần số tế bào khứu giác trong bán cầu đại não, thể tích vùng nhận cảm khứu giác ngửi của chó là 150cm3 trong khi con người chỉ có 3cm3.
- Giống chó có ống mũi dài như cocker, GSD, Dachshund... khả năng ngửi, đánh hơi tốt hơn các giống chó khác. Chó Cocker
và GSD được huấn luyện nghiệp vụ phát hiện ma túy và nhận biết dấu vết tội phạm.
- Một số mùi thơm mà đối với người rất dễ chịu: nước hoa, shampoo, rượu... thì chó cực ghét và ngược lại chó rất thích ngửi mùi... dễ sợ: phân hôi thối, xác chết. "Ngày xưa người ta nuôi chó không chỉ để giữ nhà mà còn ... dọn phân trẻ con" ( theo Nguyễn Bảo Sinh )! Nhiều khi chó tha chất rác bẩn về nhà làm chủ khó chịu. Nhưng cũng có ích khi con người tận dụng khả năng này cho cứu hộ thiên tai, động đất, bão tố.


Cấu tạo giải phẫu hệ thống khứu giác mũi chó.

4. VỊ GIÁC:

- Là giác quan liên kết hữu cơ với khứu giác, đồng thời ngửi rồi mới quyết định nếm, liếm thức ăn hay âu yếm bạn tình hoặc chủ.
- Chó thích ăn thức ăn giống nhau hàng ngày. Điều này quan trong với chủ chó quyết định khẩu phần và thời gian cho chó ăn.
- Số lượng tế bào thần kinh vị giác ở niêm mạc lưỡi chó ít hơn 12 lần so với người, phải chăng khả năng ngửi quá tốt đã làm giảm nhiều chức năng của tế bào này!

5. XÚC GIÁC:

- Chó khá nhậy cảm với sự thay đổi thời tiết và vùng khí hậu của môi trường. Cảm giác đau đớn, bị lạnh, nóng được nhận biết từ các đầu mút thần kinh bộ da truyền tin vào vỏ đại não được xử lý bằng phản ứng run rẩy, dựng lông. Chó nhậy cảm với lạnh hơn là nóng mặc dù nóng nực làm chó tăng tiết dịch, dãi và tăng hô hấp.
- Các gan bàn chân chó không có ý nghĩa lắm về xúc giác như cảm giác bàn tay của con người.

( Bài viết có tham khảo một số thông tin từ : " THE DOG ENCYCLOPEDIA" - ANIWA Publishing )
 
Thưa Bác Sĩ!!!Theo em được biết tất cả các giống chó đều bị bệnh mù màu,không biết có đúng không ạ?mong BS trả lời giúp.Cám ơn Bác
 
Cháu thấy BSGV cần phải sửa lại thông tin phần "Thị giác" mới nhất được không ạ ? Nếu cháu không nhầm thì một chương trình TV gần đây đã khảng định chó không phải "mù màu"( chỉ nhìn nhận sự vật ở dạng đen trắng) mà chỉ là sự phân biệt màu yếu! Mong BS xác nhận chính xác thông tin về thị giác của chó giúp cháu rõ hơn ạ !

Thân chào Bác.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
[animal RESCUE];389447 nói:
Cháu thấy BSGV cần phải sửa lại thông tin phần "Thị giác" mới nhất được không ạ ? Nếu cháu không nhầm thì một chương trình TV gần đây đã khảng định chó không phải "mù màu"( chỉ nhìn nhận sự vật ở dạng đen trắng) mà chỉ là sự phân biệt màu yếu! Mong BS xác nhận chính xác thông tin về thị giác của chó giúp cháu rõ hơn ạ !

Thân chào Bác.
Rất hay! và cám ơn bạn [animal RESCUE]lđã cung câp thông tin trên. Do Công nghệ sinh học và thời đại Công nghệ thông tin phát triển rất có thể có những phát hiện mới làm rõ hơn hoặc phủ định những thông tin trước đây. Đó mới là khoa học, cần được kiểm chứng nhiều chiều..

Bài viết trên của tôi căn cứ vào tài liệu của
" THE DOG ENCYCLOPEDIA" - ANIWA Publishing công bố, còn thông tin mà bạn nghe từ TV thì tôi chưa được biết họ căn cứ vào nguồn nào.

Thí nghiệm kinh điển trước đây kết luận chó bị "mù màu" như sau:


Bật ánh sáng có che kính màu đỏ rồi cho chó ăn. Che kính màu trắng: không cho ăn. Cứ làm như vậy nhiều lần cho đến khi Bật đỏ mà không có thức ăn thì dạ dày chó vẫn tiết dịch vị, còn bật trắng đối chứng đương nhiên chó không tiết dịch vị.

Nhưng khi thay kính các màu: xanh, đen, nâu, tím... nghĩa là màu tối thì chó đều tiết dịch vị, chỉ có màu trắng là không. Đó là thí nghiệm về "phản xạ có điều kiện ở chó" và ngẫu nhiên người ta kết luận chó bị mù màu.

Tôi hứa sẽ gắng tìm các thông tin mới nhất nếu có những chứng minh thuyết phục như bạn nêu trên.

Thanks bạn nhều,

BSGV
 
dạ được bác sĩ :) cháu sẽ cố gắng tìm nguồn link đoạn phim đó, cháu nhớ phim đó thực hiện bởi kênh Discovery Channel.

Theo cháu nghĩ :) và theo những gì nghe ,học được từ nhiều ( chưa phải tất cả) HLV và tài liệu hướng dẫn huấn luyện chó thì có nói đến việc những chiếc giẻ sặc sỡ rất kích thích con chó, mặc dù chưa có bằng chứng khoa học song cháu tin phải trải qua nhiều lần thử thì mới có người dám nói như vậy ! Nếu thông tin cháu đưa ra là chính xác thì chắc chắn sẽ có rất nhiều những tiến bộ mới trong công tác huấn luyện, đào tạo chó ạ!

kính chào bác sĩ !
 

Shakhi Viet

Active Member

Bật ánh sáng có che kính màu đỏ rồi cho chó ăn. Che kính màu trắng: không cho ăn. Cứ làm như vậy nhiều lần cho đến khi Bật đỏ mà không có thức ăn thì dạ dày chó vẫn tiết dịch vị, còn bật trắng đối chứng đương nhiên chó không tiết dịch vị.

Nhưng khi thay kính các màu: xanh, đen, nâu, tím... nghĩa là màu tối thì chó đều tiết dịch vị, chỉ có màu trắng là không. Đó là thí nghiệm về "phản xạ có điều kiện ở chó" và ngẫu nhiên người ta kết luận chó bị mù màu.



Nếu mầu đỏ gắn liền với thức ăn, mầu xanh gắn với không có thức ăn mà chó vẫn phân biệt được thì mới có thể kết luận là chó phân biệt được màu xanh, đỏ. Nếu chó bị lẫn lôn, lúc phân biệt được, lúc không thì kết luận là chó phân biệt mầu yếu. Nếu chó hoàn toàn sai thì mới kết luận là chó không phân biệt được 2 mầu xanh và đỏ. Các màu còn lại cũng phải làm như vậy.
Mới làm thí nghiệm với màu trắng mà đã kết luận vậy, e vội vàng.
Lại nhớ ra câu chuyện: Có nhà khoa học trẻ làm thí nghiệm, đặt 1 con bọ chét lên bàn và ra lệnh: "nhảy đi" con bọ chét nhảy ngay. Sau đó con bọ chét bị cắt mất chân, nhà khoa học ra lệnh "nhảy đi", con bọ chét không nhảy. Nhà khoa học kết luận: "Từ khi bị cắt chân, con bọ chét không nghe thấy gì"
 

kaibazero

New Member
Em lên Google tra ... Có nhiều trang web nói rằng :
chó chỉ nhìn được 3 màu :trắng, đen, xám
nhưng như BS nói thì chỉ có trắng đen ??
Em vẫn chưa hiểu . Mong anh giải thích thêm
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Thông tin về "Mù màu" của chó.

Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về khả năng phân biệt màu của chó. Câu hỏi "Liệu chó có bị mù màu?" được tranh luận sôi nổi. Quan niệm "mù màu" ở chó là không đúng. Thực tế chó nhìn được màu sắc nhưng khả năng phân biệt đủ các màu không được như con người. Lý do vì ở người có 3 loại tế bào thị giác phân biệt màu sắc, nhưng chó chỉ có 2 loại.


BSGV tham khảo từ đoạn trích Tiếng Anh dưới đây :

Can Dogs See Colors?

Probably one of the most frequently asked questions about dog's vision is whether dogs see colors. The simple answer-namely that dogs are colorblind-has been misinterpreted by people as meaning that dogs see no color, but only shades of gray. This is wrong. Dogs do see colors, but the colors that they see are neither as rich nor as many as those seen by humans.

The eyes of both people and dogs contain special light catching cells called cones that respond to color. Dogs have fewer cones than humans which suggests that their color vision won't be as rich or intense as ours. However, the trick to seeing color is not just having cones, but having several different types of cones, each tuned to different wavelengths of light. Human beings have three different kinds of cones and the combined activity of these gives humans their full range of color vision.

The most common types of human colorblindness come about because the person is missing one of the three kinds of cones. With only two cones, the individual can still see colors, but many fewer than someone with normal color vision. This is the situation with dogs who also have only two kinds of cones.

Phổ gam nhìn màu của người và chó:


Mong được mọi người trao đổi tiếp.

Thanks,

BSGV
 

baopham

New Member
hoi ve chó

xin chào.
cho tôi hỏi chú chó trong tấm hình là chó gì xuất xứ từ đâu. nếu ai biết trả lơì dùm giúp tôi, cám ơn nhiều.








Tôi không biết hỏi ai cho nên vô đây hỏi thử.
 
Top