hoàng dương
Member
Bài viết tách ra từ bài của thành viên vinhnguyentom
Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non từ 1 đến 4 tháng tuổi với các hội chứng ỉa lỏng, phân có nhiều dịch nhày và đôi khi có màu sô-cô-la do bị xuất huyết.
1. Nguyên nhân
Bệnh gây ra do một số bài cầu trùng thuộc giống Eimeria:
- Eimeria acervulina
- Eimeria tenella
- Eimeria preacox
- Eimeria mivatis...
Những lài cầu trùng này? cũng là tác nhân gây bện cầu trùng cho gà. Người ta cho rằng bồ câu bị lây nhiễm mầm bệnh từ gà.
2. Bệnh lý và lâm sàng
Cầu trùng ở dạng cảm nhiễm sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá của bồ câu qua thức ăn nước uống, sẽ phát triển và ký sinh ở niêm mạc ruột non và ruột già của bồ câu, gây ra ba tác hại:
- Chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho bồ câu gây yếu, giảm tăng trọng.
- Gây tổn thương niêm mạc ruột, làm tróc nhung mao ruột, dẫn đến viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát do E. coli, Salmonella spp và các tạp khuẩn khác. Các trường hợp bệnh nặng bồ câu sẽ bị viêm ruột, xuất huyết.
- Độc tố của cầu trùng tiết ra trong quá trình ký sinh cũng tác động đến quá trình phát triển của bồ câu.
Bồ câu bị bệnh cầu trùng thể hiện các triệu chứng chủ yếu sau:
- ỉa phân lỏng, có nhiều dịch nhày.
- Đôi khi phân có máu do xuất huyết niêm mạc ruột
- Bồ câu bị bệnh nặng có thể chết do ỉa chảy và kiệt sức.
- Phần lớn bệnh cấu trùng ở bồ câu thể hiện các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn bệnh cầu trùng ở gà con khi cùng nhiễm các loài cầu trùng tương ứng.
- Bồ câu thường phát triển chậm và gầy yếu.
3. Dịch tễ học
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non và bồ câu choai. Tuy nhiên bồ câu trưởng thành cũng thấy mang mầm bệnh và thải mầm bệnh ra môi trường.
Các loài cầu trùng gây bệnh cho gà cũng đồng thời gây bệnh cho bồ câu. Các khu vực nuôi chung gà với bồ câu thì thường thấy bệnh cầu trùng của gà lây sang bồ câu.
Bệnh cầu trùng bồ câu thường thấy ở hai thời điểm trong năm: từ cuối xuân sang hè và từ mùa thu chuyển sang mùa đông. Tuy nhiên, bệnh xảy ra quanh năm ở các cơ sở có ô nhiễm mầm bệnh.
4. Chẩn đoán
- Kiểm tra phân tìm noãn nang của cầu trùng.
- Quan sát hình dạng của noãn nang cầu trùng; nuôi cấy noãn nang, theo dõi các giai đoạn phát triển và mổ khám bồ câu, xác định vị trí ký sinh của cầu trùng trong hệ thống tiêu hoá để định loại loài cầu trùng ký sinh.
5. Điều trị
Sử dụng 1 trong các hoá dược đặc hiệu sau đây điều trị bệnh cầu trùng cho bồ câu:
- Esb3: do hãng CIBA (Thụy Sĩ) sản xuất.
Có dạng kết tinh như đường kính, tan trong nước, dùng như cách sau:
- Điều trị bồ câu bệnh: pha 2 gam thuốc trong 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 3-4 ngày liền, cho đến khi bồ câu hết dấu hiệu lâm sàng.
- Phòng nhiễm cho bồ câu trong các cơ sở có lưu hành bệnh: pha 1 gam thuốc với 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 1 ngày liền, sau đó nghỉ, rồi lại cho uống tiếp. Cho uống 1 tuần như vậy lại nghỉ 01 tuần.
- Grigecoccin: do các hãng thuốc thú y (Richter) của Hungary sản xuất thuốc dạng bột không tan trong nước nên phải trộn trong thức ăn cho bồ câu ăn. Liều dùng 2,5gam thuốc trộn với 10 kg thức ăn, cho bồ câu ăn liên tục 3-4 ngày, tới khi hết triệu chứng lâm sàng.
Phòng nhiễm cầu trùng thì dùng mỗi tuần 2 ngày thức ăn có trộn thuốc cho bồ câu.
Ngoài ra còn một số thuốc trị cầu trùng như: Cocci-stop, Sulfamerazin, Sulfaquinoxalin, ... có thể dùng cho bồ câu; nhưng phải sử dụng đúng liều, đúng quy trình như ghi trong nhãn thuốc.
6. Phòng bệnh
- Dùng thuốc phòng nhiễm theo định kỳ tại các cơ sở có lưu hành bệnh.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, có định kỳ sử dụng thuốc tiêu độc chuồng trại và môi trường nuôi bồ câu.
Bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non từ 1 đến 4 tháng tuổi với các hội chứng ỉa lỏng, phân có nhiều dịch nhày và đôi khi có màu sô-cô-la do bị xuất huyết.
1. Nguyên nhân
Bệnh gây ra do một số bài cầu trùng thuộc giống Eimeria:
- Eimeria acervulina
- Eimeria tenella
- Eimeria preacox
- Eimeria mivatis...
Những lài cầu trùng này? cũng là tác nhân gây bện cầu trùng cho gà. Người ta cho rằng bồ câu bị lây nhiễm mầm bệnh từ gà.
2. Bệnh lý và lâm sàng
Cầu trùng ở dạng cảm nhiễm sau khi xâm nhập vào đường tiêu hoá của bồ câu qua thức ăn nước uống, sẽ phát triển và ký sinh ở niêm mạc ruột non và ruột già của bồ câu, gây ra ba tác hại:
- Chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cho bồ câu gây yếu, giảm tăng trọng.
- Gây tổn thương niêm mạc ruột, làm tróc nhung mao ruột, dẫn đến viêm ruột do nhiễm khuẩn thứ phát do E. coli, Salmonella spp và các tạp khuẩn khác. Các trường hợp bệnh nặng bồ câu sẽ bị viêm ruột, xuất huyết.
- Độc tố của cầu trùng tiết ra trong quá trình ký sinh cũng tác động đến quá trình phát triển của bồ câu.
Bồ câu bị bệnh cầu trùng thể hiện các triệu chứng chủ yếu sau:
- ỉa phân lỏng, có nhiều dịch nhày.
- Đôi khi phân có máu do xuất huyết niêm mạc ruột
- Bồ câu bị bệnh nặng có thể chết do ỉa chảy và kiệt sức.
- Phần lớn bệnh cấu trùng ở bồ câu thể hiện các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn bệnh cầu trùng ở gà con khi cùng nhiễm các loài cầu trùng tương ứng.
- Bồ câu thường phát triển chậm và gầy yếu.
3. Dịch tễ học
Bệnh cầu trùng thường thấy ở bồ câu non và bồ câu choai. Tuy nhiên bồ câu trưởng thành cũng thấy mang mầm bệnh và thải mầm bệnh ra môi trường.
Các loài cầu trùng gây bệnh cho gà cũng đồng thời gây bệnh cho bồ câu. Các khu vực nuôi chung gà với bồ câu thì thường thấy bệnh cầu trùng của gà lây sang bồ câu.
Bệnh cầu trùng bồ câu thường thấy ở hai thời điểm trong năm: từ cuối xuân sang hè và từ mùa thu chuyển sang mùa đông. Tuy nhiên, bệnh xảy ra quanh năm ở các cơ sở có ô nhiễm mầm bệnh.
4. Chẩn đoán
- Kiểm tra phân tìm noãn nang của cầu trùng.
- Quan sát hình dạng của noãn nang cầu trùng; nuôi cấy noãn nang, theo dõi các giai đoạn phát triển và mổ khám bồ câu, xác định vị trí ký sinh của cầu trùng trong hệ thống tiêu hoá để định loại loài cầu trùng ký sinh.
5. Điều trị
Sử dụng 1 trong các hoá dược đặc hiệu sau đây điều trị bệnh cầu trùng cho bồ câu:
- Esb3: do hãng CIBA (Thụy Sĩ) sản xuất.
Có dạng kết tinh như đường kính, tan trong nước, dùng như cách sau:
- Điều trị bồ câu bệnh: pha 2 gam thuốc trong 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 3-4 ngày liền, cho đến khi bồ câu hết dấu hiệu lâm sàng.
- Phòng nhiễm cho bồ câu trong các cơ sở có lưu hành bệnh: pha 1 gam thuốc với 1 lít nước đun sôi để nguội, cho bồ câu uống liên tục 1 ngày liền, sau đó nghỉ, rồi lại cho uống tiếp. Cho uống 1 tuần như vậy lại nghỉ 01 tuần.
- Grigecoccin: do các hãng thuốc thú y (Richter) của Hungary sản xuất thuốc dạng bột không tan trong nước nên phải trộn trong thức ăn cho bồ câu ăn. Liều dùng 2,5gam thuốc trộn với 10 kg thức ăn, cho bồ câu ăn liên tục 3-4 ngày, tới khi hết triệu chứng lâm sàng.
Phòng nhiễm cầu trùng thì dùng mỗi tuần 2 ngày thức ăn có trộn thuốc cho bồ câu.
Ngoài ra còn một số thuốc trị cầu trùng như: Cocci-stop, Sulfamerazin, Sulfaquinoxalin, ... có thể dùng cho bồ câu; nhưng phải sử dụng đúng liều, đúng quy trình như ghi trong nhãn thuốc.
6. Phòng bệnh
- Dùng thuốc phòng nhiễm theo định kỳ tại các cơ sở có lưu hành bệnh.
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, có định kỳ sử dụng thuốc tiêu độc chuồng trại và môi trường nuôi bồ câu.