• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Còi siêu âm huấn luyện chó

Status
Không mở trả lời sau này.

TaiVenh

Active Member
VP xin giới thiệu tới bạn đọc một loại dụng cụ rất đắc lực trong việc huấn luyện, dạy dỗ các chú khuyển. Đó là còi siêu âm. Loại còi này đặc biệt được sử dụng rộng rãi trong các huấn luyện mục đích nghiệp vụ của cảnh sát, quân đội như canh gác, bảo vệ, tấn công...

CÒI CÂM (Siêu âm)

Từ xa xưa, một số bộ lạc săn bắn ở Ai Cập, Ấn Độ đã biết dùng một dụng cụ gọi là còi câm để điều khiển chó săn. Loại còi này khi thổi chỉ có chó nghe thấy chứ người không nghe thấy. Bí ẩn này mãi đến thế kỷ 18 mới được làm rõ. Các nhà khoa học xác định được rằng, âm thanh chính là sự dao động của không khí. Dao động có tần số càng cao càng chói tai. Nếu cao quá, chói tai đến mức không nghe được nữa thì gọi là siêu âm. Đến thế kỷ 19, nhờ phát minh ra dao động kế, người ta đo được khả năng nghe của tai người tối đa là tới tần số 20.000Hz. Cao hơn nữa là “điếc”. Nhưng kỳ lạ thay, ở tần số siêu âm này, một số động vật lại nghe được. Điển hình là chó, mèo và ngựa. Chúng có thể nghe được âm thanh tần số tới 30.000Hz. Nhưng kỷ lục “thính tai” siêu âm phải kể tới loài dơi. Loài thú nửa chim nửa chuột này nghe được tần số tới 70.000 Hz.

Còi galton

Năm 1883, nhà vật lý người anh tên là Frensis Galton sáng chế ra dụng cụ phát thanh đơn âm, tức chỉ một tần số cố định (hình 1). Nó là cái ống thổi mà loa phát giống như cái thước kẹp. Khi điều chỉnh vít thay đổi khe hở, âm thanh phát ra sẽ có tần số khác nhau. Giải tần của loại “còi” này rộng tới mức siêu âm, có thể gọi được chó, mèo.

Ảo thuật

Đầu thế kỷ 19, nhà ảo thuật Đurop, người Nga làm kinh ngạc khán giả vì trò “Ngựa biết làm tính”. Nhà ảo thuật nhờ một khán giả viết lên bảng một phép tính, thí dụ: 5+3-2, hoặc 8/2-1. Ngựa giải bài toán bằng cách gõ móng xuống sàn. Khán giả vô cùng ngạc nhiên khi thấy ngựa lần nào cũng gõ đúng đáp số. Đến khi về hưu, nhà ảo thuật mới tiết lộ rằng, trong túi ông có cái còi câm. Còi này thổi bằng cách bóp bóng cao su (hình 2). Con ngựa gõ móng theo ám hiệu của còi chứ nó làm gì biết tính toán !

Ngày nay, các chiến sĩ công an huấn luyện chó nghiệp vụ cũng đều dùng còi câm để điều khiển chó khi luyện tập và tìm kiếm tội phạm. Trên thị trường hiện có chào bán nhiều loại còi siêu âm, giá cả trung bình khoảng 10$, thay đổi tùy theo chủng loại và chất lượng.

Thử làm cái còi siêu âm

Cái còi đơn giản nhất mà ai cũng biết là còi của công an, trọng tài. Trước tiên ta cũng làm một cái như thế. Lấy mảnh sắt tây rộng 15mm, dài 80mm rồi uốn lại như hình vẽ 3. Gấp một mảnh sắt nữa lồng vào đầu còi để thổi. Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bịt hai bên rồi thổi. Tiếng còi sẽ to và trong nếu dòng khí thổi đi vào lòng còi tròn vo rồi thoát ra ngoài qua khe hở. Tiếp theo, cắt nhỏ còi lại (độ rộng của còi chỉ còn chừng 2-5mm). Ta sẽ thấy càng nhỏ, còi càng có tần số cao. Tới một lúc nào đó, còi sẽ không phát ra tiếng kêu, tức đạt tới mức siêu âm. Điều này có thể kiểm tra trong phòng thí nghiệm nhà trường nếu có dao động kế điện tử. Bằng không, ta có thể lấy chó, mèo trong nhà làm kiểm chứng. Nếu ta thổi mà chúng ngó nghiêng, vểnh tai nghe ngóng hoặc sủa nhặng lên là thành công.

TUẤN SƠN (Theo Báo TNTP)
 

hungvuong1

<font color="Orange"><strong>Chuyên gia huấn luyện
Các bạn thân mến! Tiếng nói thông thường của con người nằm trong dải "âm tần" hay nói một cách khác là tần số thấp (nếu tôi không nhớ nhầm thì nó nằm trong dải tần từ 0,3 đến 2,7 KHz). Trong thông tin liên lạc, những loại máy hữu tuyến (có sử dụng đường dây trực tiếp từ máy A đến máy B) thì người ta có thể nghe trực tiếp được, vì tín hiệu được sử dụng truyền dẫn ở tần số thấp "âm tần". Còn các loại máy vô tuyến "liên lạc không dây" bắt buộc phải dùng tần số cao "tín hiệu cao tần" để truyền dẫn. Khi chúng ta nói vào máy, tín hiệu âm tần (tiếng nói của chúng ta) được đưa qua bộ khuyếch đại tần số, chuyển từ tín hiệu âm tần, sang tín hiệu cao tần rồi phát lên không trung, do vậy việc liên lạc giữa máy A và máy B khi thu từ tín hiệu cao tần về bắt buộc phải có bộ chuyển đổi từ tín hiệu cao tần sang tín hiệu âm tần, thì chúng ta mới có thể nghe được tiếng nói chuẩn của người ở đầu máy bên kia.

Trở lại với vấn đề còi siêu âm, có thể hiểu âm thanh của còi siêu âm có dải băng tần rất rộng, mỗi khi ta điều chỉnh (lúc đầu ta có thể nghe được tiếng còi), nhưng khi ta điều chỉnh nút điều chỉnh âm lượng (ở dưới đáy của chiếc còi) tới một tần số nào đó, mà bằng tai thường ta không thể nghe thấy được, thì với tần số đó con chó vẫn có thể nghe được.

Các bước huấn luyện bằng còi siêu âm phải được thực hiện tuần tự từ thấp đến cao. Đầu tiên phải huấn luyện các động tác bằng khẩu lệnh thông thường, sau đó kết hợp dùng hiệu lệnh. Khi chó đã thực hiện thuần thục các động tác rồi, chúng ta mới chuyển sang huấn luyện kết hợp dùng hiệu lệnh với việc dùng còi siêu âm. Huấn luyện bằng còi siêu âm là chuyên mục huấn luyện ở trình độ cao, tương đối khó. Khi nào bằng tai thường mà ta vẫn nghe được tiếng còi thì đó chưa phải là "siêu âm". Còn việc huấn luyện bằng còi thông thường thì cũng chẳng khác gì là chúng ta thay tiếng nói bằng tiếng còi mà thôi!
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top