• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

"Công nghệ" chuyển vùng

TaiVenh

Active Member
Khi chuyển vùng từ miền núi về xuôi, chó rất hay bị mắc các bệnh đường ruột, nguyên nhân chủ yếu là do môi trường mới (hệ vi sinh vật khác với nơi ở cũ), dẫn tới đau ốm và dễ bị chết nếu ko được điều trị kịp thời và chính xác.

Vì vậy, TV xin mạo muội viết bài này để chia sẻ với anh chị em một số kinh nghiệm đã học hỏi được từ các cao thủ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ góp 1 phần nhỏ vào việc bảo tồn các giống chó của Việt Nam (ít nhất là cũng cứu được một số mạng sống của các chú chó được chuyển về miền xuôi từ vùng núi phía Bắc).

Cũng phải thành thật mà nói thêm rằng, có một số trường hợp chuyển chó về xuôi, nhưng không hề kiêng khem hoặc áp dụng bất cứ một biện pháp nào dưới đây, và sức khỏe của các chú chó thì vẫn khá ổn :p.

Tuy nhiên, cá nhân TV vẫn cho rằng chúng ta nên áp dụng một qui trình bài bản khoa học. Tìm được 1 con chó ưng ý khó lắm các bác ạ. "Của một đồng, công một nén", ta cứ cẩn thận là hơn, phải không ạ?

Xin bắt đầu:

Theo như chia sẻ của chuyên gia Nga và các anh BQP, khi chuyển vùng cho Hmong cộc (và các loại chó khác nói chung) cần làm theo 2 cách sau:

1. Giữ nguyên tại chỗ, tiến hành tẩy giun, tiêm phòng 7 bệnh (trong đó có phòng dại). Theo dõi trong vòng 2 tuần. Nếu OK thì sau đó có thể chuyển về xuôi vô tư.

2. Mang ngay về xuôi. Trên đường về tuyệt đối không nên cho tiếp xúc với người, chó. Về HN chó được nhốt cách ly nghiêm ngặt, tốt nhất chọn những chỗ chưa nuôi chó. Nếu đã nuôi chó cần tẩy uế cẩn thận. Tiến hành tẩy giun, tiêm phòng đầy đủ. Sau 2 tuần có thể cho thích nghi dần.

Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm của mình. FF 1 an toàn hơn nhưng lại khá phiền nhiễu. Lý do chính là vì:
- Không dễ kiếm vắc xin ở vùng cao (yêu cầu bảo quản lại phức tạp).
- Phải ở lại trên đó hoặc quay lại sau thời gian 2 tuần rất lích kích.

Có lẽ chính vì vậy nên phần lớn anh em ta đều chọn phương án 2. TV cũgn xin tập trung vào PA này.

1. Chuẩn bị cho chó con lên đường:
- KHÔNG cho chó con ăn no trước lúc xuất phát. Chỉ cho ăn 1 chút cơm trắng và uống 1 chút nước cho khỏi khát. Lý do là chó con khi ăn no rất dễ bị say, gây nôn mửa, mệt mỏi. Ngoài ra khi bụng đầy thì cũng dễ sản xuất ra nhiều "sản phẩm" gây khó chịu cho bạn :p

2. Lồng vận chuyển:

Nếu có lồng chuyên dụng thì rất tuyệt. Nếu không có thể sử dụng 2 cái rổ vuông đựng bát, úp mặt vào nhau và buộc kỹ lại. Phía dưới lót một số báo để thấm chất thải.
Ngoài ra còn có thể dùng làn nhựa có nắp chuyên dùng để đựng đồ tã lót trẻ con. Cũng rất OK.

3. Trên đường đi:
Cố gắng tránh tiếp xúc với các cá thể chó khác. Nếu đi trong ngày thì chỉ cần cho cún uống chút nước. Cũng có thể cho ăn 1 chút xíu cơm trắng. Xếp chó ở chỗ thoáng và không quá nóng (nóng sẽ gây mất nước)

4. Chăm sóc khi về tới nhà (HN): Tốt nhất là chọn cho cún 1 khu vực cách ly như viết ở trên.
Chế độ dinh dưỡng: Vì phần lớn chó sống ở khu vực miền núi có chế độ ăn uống khá thanh đạm, cộng với môi trường và hệ vi sinh vật thay đổi nên khi về tới HN dứt khoát không nên cho cún ăn "hoành tráng" ngay. Tốt nhất vài ngày đầu chỉ cần cho ăn cơm không, chan với nước canh.
Chỉ cho uống nước đun sôi để nguội.

Sau vài ngày, thấy bụng dạ của cún có vẻ ổn thì có thể "gia tăng" một chút hàm lượng đạm. Nên dùng thịt chín. Không cho ăn đồ sống hoặc nội tạng, cá. Nếu thấy có vấn đề thì dừng ngay và cho quay về chế độ ăn kiêng.

Sau 5 ngày kể từ khi bắt về, tẩy giun cho cún. TV dùng loại thuốc Exotral, thuốc của Pháp là loại chuyên dùng cho chó con (vì không gây ra hiện tượng nóng ruột). Liều lượng 5kg/viên tính theo trọng lượng chó.

(còn nữa...)
 

TaiVenh

Active Member
(tiếp...)

Sau khi tẩy giun và theo dõi, nếu cún có kết quả bài tiết bình thường thì có thể tăng dần chế độ đạm trong thức ăn. Nên cho ăn các loại thịt giàu đạm (thông thường là thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu). Có thể tập cho ăn một chút cá, nhưng chú ý để không bị hóc xương. Tuyệt đối không cho ăn các loại xương ống của gà vì dễ bị vỡ thành mảnh nhọn, sắc gây thủng ruột cho cún. Cún vốn háu đói, lại bộp chộp do chưa có kinh nghiệm nên rất hay "dính chưởng". Xương đầu, cổ gà là thích hợp nhất để dành cho cún.

2 tuần sau khi mang về tới HN, nếu cún có thể trạng tốt có thể tiến hành tiêm phòng vắc xin. Theo hướng dẫn của chuyên gia, tôi chọn loại vắc xin phòng 5 bệnh. (tên các bệnh cụ thể sẽ xin dẫn ra sau).

1 tháng sau ngày tẩy giun lần thứ nhất, bạn cần cân (hoặc ước lượng trọng lượng của cún) để tẩy giun lần thứ 2. Đợt tẩy này nhằm vào lứa giun mới nở từ trứng, vốn không chịu ảnh hưởng của đợt "truy quét" đầu tiên. Thông thường, chó VN tỷ lệ dính giun sán là 100% nên việc tẩy giun đúng cách và đúng liều lượng vô cùng quan trọng. Nếu bạn làm đúng như chỉ dẫn, sẽ thấy ngay sự khác biệt của cún con sau mỗi lần tẩy thuốc.

5 tuần sau khi mang về HN, tiến hành tiêm phòng vắc xin lần 2. Lần này dùng loại phòng 7 bệnh, trong đó có cả phòng dại. Lần tiêm thứ 2 có tác dụng tiêm nhắc để phòng trừ triệt để một số bệnh phổ biến như parvo...

Nếu tiêm xong mũi thứ 2 và cún của bạn vẫn mạnh khỏe, nhanh nhẹn thì bạn có thể tạm thở phào và coi như đã thành công trong việc chuyển vùng cho cún cưng của mình. Tuy nhiên, trước mắt vẫn còn cả núi công việc đang chờ bạn, chủ yếu liên quan tới việc chăm sóc (chế độ dinh dưỡng bổ xung cho cún) và huấn luyện. Đây là 2 vấn đề lớn, có vai trò quyết định trong việc tạo ra những con chó khỏe mạnh, thông minh, biết nghe lời và tuân lệnh chủ.

Tôi xin phép chia sẻ một số kinh nghiệm về dinh dưỡng trong một topic sau.
 

catsamac

Member
Kinh nghiệm chinh chiến của mình mỗi khi chuyển vùng thế này

- Nếu cảm thấy hơi mệt mà vì nhiệm vụ vẫn phải lên đường: 1 viên Hotamin Ginsen (Hàn Quốc)/ngày là khoẻ như voi

- Nếu di chuyển nhiễm mưa lạnh: nên uống một chút nước mưa để cân bằng Âm + Dương. Bạn sẽ không bao giờ cảm lạnh.

Bảo bối: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Một cớ thể khoẻ mạnh sẽ chống chọi được với mọi bệnh tật!

Không biết có áp dụng được với chó không:D
 

Vladavia

Member
Công nhận bố TV mấy hôm nay mới được lên lương hay sao mà viết sung thế.
Ngoài những kinh nghiệm mẫu mực đã nói ở trên, những con em mang về thường được em cho thả tự do ra vườn nếu thấy dấu hiệu không được khỏe lắm. Chúng thường đi sục sạo và ngửi hít các loại lá cây rồi tự chọn cho mình một số loài lá thích hợp để ăn và tự chữa bệnh bụng dạ không khỏe của mình.

[fun]Và còn nữa, em vẫn thường bật VTV5 cho chúng nó xem để giải tỏa nỗi nhớ quê hương khi sống trên đất khách quê người[/fun]
:D :D :D :D :D :D
 

TaiVenh

Active Member
Cám ơn chú Vlad đã chia sẻ kinh nghiệm. Chú có nhắc anh mới nhớ ra là có lần thấy ku Cọp cũng hit hít, cạp cạp cái cây lá hoang dại gì đó trong vườn rồi ăn ngấu nghiến. Không biết có phải là liệu pháp gì không.

Với lại cả vườn nhà anh cỏ mọc hoang um tùm nên đủ các loại hầm bà lằng. Rất khó theo dõi xem tụi nó có "nếm trộm" món gì không. Nhưng chắc thế nào cũng có đấy.
 

catsamac

Member
Không biết các bác thấy thế nào chứ em sợ cái khoản "cạp cạp" ngoài đường của chó lắm! Nó cạp xong chạy vào nhà ói mửa tá lả bùng binh. Dọn cũng muốn ói luôn!
 

dingoo

<color="Orange">Chuyên gia</color>
Bác tai Venh viết bài này khá súc tích . Xin Có vài điểm bổ sung thêm :
.
1. Chuẩn bị cho chó con lên đường:
- KHÔNG cho chó con ăn no trước lúc xuất phát. Chỉ cho ăn 1 chút cơm trắng và uống 1 chút nước cho khỏi khát. Lý do là chó con khi ăn no rất dễ bị say, gây nôn mửa, mệt mỏi. Ngoài ra khi bụng đầy thì cũng dễ sản xuất ra nhiều "sản phẩm" gây khó chịu cho bạn :p

Chó con hiện hửu , người chủ nuôi đang cho ăn cái gì thì mình cứ cho ăn cái đó không nhất thiết là cơm trắng , cũng có trường hợp thay đổi thức ăn nó không chịu ăn , tốt nhất là mình giảm lượng ăn xuống còn khoảng 30 -40% lượng ăn mổi bửa trước khi di chuyển là được . Nên cho uống nước bình thường không nên hạn chế .Xin 1 bát nhỏ mà chủ nhà thường cho chú chó con uống ( để cho nó quen ) mang theo , khoảng 3-4 gìơ đi đường đổ 1 chút xíu nước vào bát cho nó liếm láp nếu thấy nó thực sự khát nên chó uống từ từ .Nếu vận chuyển trên 1 ngày nên pha thêm 1 ít dung dịch chất điện giài ( orosol ? xem toa hình như 1gr/1lít nước) loại cho trẻ em uống khi bị mất nước, tiêu chảy. Chó con bị chết do mất cân đối chất điện giải , trụy tim mạch.
.....
Trong tuần lể đầu cố gắng cho ăn gần giống như thức ăn người chủ trước đã cho ăn , việc cho ăn Hoành Tráng như bác Tai Vểnh nêu là rất chính xác , chó con dể "báy bay" lắm ...
Xin có vài ý như vậy .
 

hovinhpt

New Member
Cảm ơn các anh!

Xin được cảm ơn các anh về bài viết rầt hay và xác với thưc tế.Nhất là anh Taivenh.Em mong các anh sẽ có nhiều bài hay nữa để anh em thành viên vietpet học hỏi kinh nghiêm từ các anh nhé.Thân cháo:nailbitting:
 

TaiVenh

Active Member
@ bác dingoo: Cám ơn nhận xét rất xác đáng của bác. Ở trên em viết dùng cơm trắng vì thực tế đôi Cọp - Beo em mua ở chợ, do người dân Hmong họ dắt từ bản xuống bán. Thành thử ra em cũng không biết được ở nhà họ thường cho ăn gì --> em dùng cơm trắng cho nó lành hị hị.

Ngoài ra, trước khi mang cún ra chợ bán, người dân tộc rất hay cho chó ăn no căng, có thể vì mong muốn khi đó cún sẽ tròn trịa, béo tốt, thích mắt và dễ làm xiêu lòng người mua. Tuy nhiên, đối với những "thành phần" đi tầm chó như chúng ta thì thói quen này khá tai hại. Vì khi bụng căng tròn, lên xe chưa quen + bị xóc làm chó con rất rất khó chịu, mệt mỏi.

Vụ cho uống nước thì em cũng theo dõi rất kỹ, không để chúng bị khát (mất nước). Nhưng cũng kiểm soát để chúng uống vừa đủ thôi. Chứ uống nhiều quá rồi lại bài tiết nhiều, ngồi xe điều hoà kín cửa oải lắm ạ.

Thuốc điện giải bác nói có tên là Orezon, có tác dụng bù các khoáng chất, rất hiệu quả cho chó bị mất nước. Em cũng có xử dụng trong 1 - 2 tuần đầu cho đôi Cọp Beo nhà em.

@ bác hovinhpt:
Cái gọi là kinh nghiệm này em cũng đi học mót từ các cao thủ bác ạ. Vì các cao thủ "ẩn dật" không chịu lộ danh tính nên em xung phong post bài lên đây để chia sẻ kinh nghiệm với các anh em có nhu cầu mang chó về xuôi. Cám ơn bác đã động viên.
 

mike1803

Member
Em bắt chú cún của em trên bản của người dân tộc ở bắc hà.Em lên nhà thấy họ bảo là cho chó ăn cám ngô thôi còn tối họ thả rông nên không biết chó có ăn thêm cái gì nữa không.con mực nhà em lúc bắt về bắc hà cho ăn cái j cũng không ăn chỉ nằm lì 1 chỗ. em phải lấy từng ít cơm 1 đặt vào lòng bàn tay cho nó ăn dần => hôm qua về tới nhà em chỉ cho nó ăn cơm trắng với ít nước rau nấu xuông thôi đến bây h vẫn chưa thấy em nó có triệu chứng gì cả.
 

Thủydx

Member
Không biết các bác thấy thế nào chứ em sợ cái khoản "cạp cạp" ngoài đường của chó lắm! Nó cạp xong chạy vào nhà ói mửa tá lả bùng binh. Dọn cũng muốn ói luôn!
Theo mình được biết, ói mửa cũng là một biện pháp khi chó muốn đưa những thứ thức ăn làm nó khó chịu hoặc vướng cổ ra ngoài, vậy nên nó sẽ cố gắng ăn thật nhiều thứ như lá cỏ, nhiều khi cả giấy vụn nữa... để có thể ói ra được (nếu ngón tay nó dài, nó sẽ móc họng như mấy bác say rượu ngay:D)
 

TaiVenh

Active Member
Về chế độ dinh dưỡng của các giống chó trên vùng núi thì em có một số thông tin như sau:

Phần lớn chó của nguời Hmong được nuôi ở chế độ tự cung, tự cấp. Nghĩa là chó có thể được thừa hưởng chút thức ăn thừa của người (chủ yếu từ bột ngô, vì người dân Hmong họ quen ăn các loại thức ăn làm từ bột ngô, như mèn mén chả hạn). Ngoài ra, một nguồn nữa cũng phải kể đến là ăn chung/ăn tranh với lợn (ăn cám, cũng làm từ ngô). Tuy nhiên, do được thả rông 24/24 nên chó Hmong còn tranh thủ cải thiện bổ xung thêm nguồn đạm chủ yếu từ các loại động vật, côn trùng nhỏ mà chúng săn bắt được (ví dụ như ếch nhái, chuột...). Có lẽ đây cũng là lời giải đáp cho câu hỏi vì sao mặc dù không được chăm sóc tốt nhưng các giống chó vùng núi vẫn có thể hình không đến nối quá tệ, thậm chí còn tốt hơn cả chó ta nuôi ở vùng đồng bằng.

Trở lại đôi Cọp Beo nhà em, mặc dù cho ăn khá đủ chất nhưng bản năng hoang dã của chúng vẫn còn khá đậm nét. Chúng thường xuyên rình rập ếch nhái trong vườn (có cả cóc nhưng em không sure là chúng có ăn cóc không). Ngoài ra, mùa ve sầu vừa qua cũng đem lại cho chúng một món ăn khoái khẩu. Vồ nhảy và chộp những chú ve sầu là một trong những thú vui của Cọp Beo nhà em đấy ạ.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Tuy không trongngành Thú Y, nhưng từ tấm lòng với vật nuôi và khả năng học hỏi, lại có may mắn được làm việc với "Sư phụ Alex"- ngừơi Nga đặc biệt say mê các giống chó Việt, bài viết và topic của taivenh rất thú vị, anh chị em hãy thêm các kinh nghiệm mang chó chuyển vùng cho phong phú.
 

Vladavia

Member
Không biết các bác thấy thế nào chứ em sợ cái khoản "cạp cạp" ngoài đường của chó lắm! Nó cạp xong chạy vào nhà ói mửa tá lả bùng binh. Dọn cũng muốn ói luôn!
Nhiều kiểu nôn ói mà bác. Đôi khi chó ăn 1 loại thức ăn nào đó mà cơ thể chưa hấp thu được (ví dụ thịt bò tươi sống), nó sẽ nôn ra và sau đó ăn lại. Theo lời của cao thủ thì khi đó những liên kết cấu trúc protein trong thịt bò tươi sẽ gãy, và chó hấp thụ tốt hơn.

[thật]Mà em nghe nói dòi thịt rất béo, người dân tộc còn lấy dòi rán lên để có chút mỡ xào rau mà.[/thật]

Bố TV có cho Cọp Beo ăn thịt bò thiu bao giờ chưa? :D :D

Ngoài ra, còn có 1 kiểu ói nữa, đó là khi con chó rất rất tham ăn, khi được chia đồ, nó nhanh chóng vồ và nuốt lấy một cơ số thức ăn nào đó (không nhai mà nuốt luôn). Làm vậy nó dành được cho mình số thức ăn nhiều hơn các con khác. Và đến lúc thuận tiện sau đó, nó sẽ nôn ra rồi từ từ nhấm nháp (phải là con nào quái đản lắm mới nghĩ ra chiêu này).

Thêm về bài công nghệ chuyển vùng:
Em còn thấy lá chè xanh tươi, lũ chó Cộc rất thích, chúng bứt từng lá rồi nhai như các cụ ăn trầu vậy. Chó khác thì chỉ ngửi rồi bỏ đi. Chúng ăn lá chè tươi hệ tiêu hoá được đảm bảo khá tốt, ko lo những bệnh bụng dạ ruột dà thường gặp khi chuyển vùng. Mà đùa chứ có khi vì chè chén nhiều mà mấy con nhà em miệng đều rất thơm tho, răng trắng bóc. He he
 

TaiVenh

Active Member
Việc nôn ói chú Vlad nhắc tới chính là cách mà chó Sói ăn thịt con mồi vừa săn được.

Theo đó, chó sói khi săn được con mồi thì việc đầu tiên là nó sẽ cắn cổ, uống tiết của con vật. Sau đó, nó sẽ cắn banh bụng và "xử lý" phần nội tạng. Tiếp theo đó, nếu vẫn còn chỗ chứa thì nó sẽ ăn sang tới thịt. Tuy nhiên, thịt tươi kiểu này hoàn toàn không có lợi cho sói nên nó chỉ ăn "tạm thời", sau đó sẽ tìm cách nôn ra, giấu ở một chỗ khuất. Chờ một thời gian ngắn khi chỗ thịt lên men (dễ tiêu hóa) thì sói sẽ quay trở lại và "giải quyết" nốt.

Về việc cho ăn thịt bò thì em nhất nhất theo chỉ đạo của Alex. Nghĩa là thịt bò em để từ sáng tới chiều, khi bắt đầu có mùi hoai hoai thì cho Cọp và Beo ăn. Quá ổn các bác ạ. Bụng dạ ngon văn lành.
 

Vladavia

Member
Có nên cho chúng ăn đồ thiu thường xuyên không nhỉ?
Theo đánh giá thiển cận của riêng em, điều kiện không cho phép nên em thường phải nấu một bữa thành hai cho lũ chó. Giữa cái khí trời hầm hập thế này thì thiu là điều chắc chắn, nhiều khi tối về vừa rửa bát vừa bịt mồm. Tuy nhiên lũ chó lại ăn rất ngon lành. Tiêu hoá và bài tiết rất tốt (thậm chí còn tốt hơn hồi lạnh, đồ ăn ko thiu). Của đáng tội con nào cũng béo phây phây nữa.
Em nghĩ trên đó bà con mình cho chúng ăn thì chắc cũng chẳng tươi mới gì, cứ để một chút xù xì chứ đừng chăm như chó tây. Có khi mất hết cái hay cái quý của nó đi.
 

TaiVenh

Active Member
Thực ra "thiu" giải nghĩa một cách khoa học có nghĩa là trong thực phẩm có sự hoạt động rất tích cực của vi sinh vật. Mà một số loài vi sinh vật lại là những "chiến sỹ" góp phần tiêu hóa thực phẩm rất tốt.

Ngòai ra, thịt tươi sau khi để 1 thời gian các phân tử protein bắt đầu có sự phân hủy hay còn gọi là đứt gãy chuỗi cao phân tử (như cách giải thích của chú Vlad ở trên). Mà theo kiến thức hóa học của em đã thu nạp được hồi ở Đại học thì cứ chuỗi nào ngắn hơn là dễ bị phân hủy (dễ tiêu hóa) hơn.

Có lẽ đó là 2 lý do giải thích vụ "thịt oai oai" chăng.
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Xem chừng có vẻ " không khoa học" khi cho chó ăn đồ ôi, thiu !

Nhưng thực ra bản năng săn mồi ( trong môi trường hoang dã hoặc nuôi gần như trong tự nhiên) việc mô tả và cách cho ăn trên là hoàn toàn đúng và hợp lý. Còn nữa ( ai không tin thì thôi ), ngày xưa chó nhà nuôi đâu được ăn uống vệ sinh như bây giờ, thậm chí nuôi để " vệ sinh" cho trẻ nhỏ làng quê nữa. Thiếu tướng, Cố Giáo sư Phan- chuyên phẫu thuật nối dương vật Quân y 108 đã tạo hình "cái đó" cho một thanh niên mà hồi nhỏ bị con chó nhà nuôi quá "tham ăn" khi đang " dọn vệ sinh", xơi cụt luôn. Câu chuyện có kết cục rất hậu: chính cô người yêu đã đề nghị Giáo sư giúp đỡ, cuối cùng hạnh phúc lại đến với đôi bạn trẻ.

Nhưng với các loại chó đã nuôi rất" vệ sinh"" rất cẩn thận", người Tây thường dùng từ " too good, too clean" để chỉ cách nuôi chó xa rời tự nhiên, thì chớ nên cho ăn thức ăn như trên mà bị " ngộ độc thức ăn" ngay.



Chó cũng hay ăn phân của chó khác!
 
anh TV ơi em muốn mua 1 em chihuahua từ trong TPHCM ra bắc nhưng đi bằng đường hàng không nhà em lại ở tịn lạng sơn nên em nó phải đi thêm 1 quãng đường nữa bằng ôtô lên lạng sơn vậy thì chắc em nó mệt lắm anh nhỉ ko biết làm thế nào bây giờ anh giúp em với em cảm ơn anh nhiều
 

TaiVenh

Active Member
anh TV ơi em muốn mua 1 em chihuahua từ trong TPHCM ra bắc nhưng đi bằng đường hàng không nhà em lại ở tịn lạng sơn nên em nó phải đi thêm 1 quãng đường nữa bằng ôtô lên lạng sơn vậy thì chắc em nó mệt lắm anh nhỉ ko biết làm thế nào bây giờ anh giúp em với em cảm ơn anh nhiều
Chào bạn,

Việc bạn hỏi có vẻ như hơi khác với cái mình tạm gọi là "công nghệ chuyển vùng" như ở trên. Nếu chó của bạn đã được tiêm phòng đầy đủ thì bạn chỉ cần tập trung vào việc chăm sóc cho em nó trong thời gian trước, trong và sau chuyến bay thôi.

Thành thật mà nói thì mình ko có nhiều kinh nghiệm trong việc này :D. Chỉ xin có một vài góp ý nhỏ, hy vọng sẽ hữu ích đối với bạn:

- Thông thường đối với các giống cho to khoẻ, kể cả cún con thì việc vận chuyển bằng máy bay không phải là vấn đề gì quá lớn. Tuy nhiên, Chihuahua là giống chó khá mảnh dẻ nên sức chịu đựng cũng không cao. Trên máy bay thông thường để nhiệt độ khá thấp. Nếu xin phép được thì tốt nhất là bạn hãy bế em nó trong lòng trong suốt chuyến bay. Như vậy sẽ tránh được ảnh hưởng của nhiệt độ thấp.

- Nếu khi tới HN mà chó tỏ ra mệt mỏi thì bạn nên cho em nó nghỉ ngơi cho lại sức. Sau đó mới chuyển lên Lạng Sơn. Chú ý là có 1 số chó mắc bệnh say xe nhé :D

- Để tránh cho chó bị say xe và mệt mỏi khi đi đường, trước khi khởi hành không nên cho ăn no.

Vài kinh nghiệm bản thân, xin chia sẻ cùng bạn.

Goodluck.
 
Top