Sau khi thành viên Bobby của gia đình a Hiếu Kem mất do shock nhiệt, mình đã tìm hiểu và dịch lại từ wikihow hướng dẫn khi gặp trường hợp chó bị shock nhiệt + kinh nghiệm chia sẻ từ thành viên clb với những lưu ý cần thiết khi chăm sóc cún vào mùa này tránh trường hợp tương tự xảy ra với các bé Mong mọi người lưu ý hơn về vấn đề này
Hướng dẫn cách điều trị shock nhiệt ở chó
Hiện tượng shock nhiệt là hiện tượng cơ thể phải hứng chịu thay đổi nhiệt độ trong 1 thời gian ngắn.
Loài chó không có khả năng giải phóng nhiệt tốt như chúng ta. Cơ thể của chúng sinh ra để hấp thụ nhiệt hơn là giải phóng nhiệt. Chúng có thể hấp thụ nhiệt nhanh hơn chúng ta. Vì thế chúng ta có thể không thể nhận ra rằng chó của mình đang trở nên quá nóng cho đến khi triệu chứng quá nóng đột nhiên xuất hiện.
Đột quỵ vì nhiệt ở chó là 1 triệu chứng rất nghiêm trọng và thường bất ngờ làm bạn không trở tay kịp, có thể trở thành tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong vòng vài phút. Hiểu được làm thế nào để xử lý đột quỵ của chó có thể cứu lấy mạng sống chú chó của bạn.
Bước 1: Nhận ra các biểu hiện shock nhiệt ở 1 chú chó. Phản ứng nhanh chóng nếu bạn nhận thấy chó của mình có biểu hiện bị mất nước hoặc xuất hiện 1 số hoặc tất cả các biểu hiện sau đây:
+ Thở 1 cách bất thường, thở lớn và nhanh
+ Cực kỳ khát nước
+ Nhiệt độ trực tràng cao (hướng dẫn xem phía dưới)
+ Yếu và mệt mỏi
+ Nôn mửa thường xuyên
+ Mất phương hướng
+ Lưỡi đỏ tươi và lợi nhợt nhạt
+ Vùng da ở miệng và cổ khi bị ấn không phẳng lại
+ Khó thở
+ Suy sụp hoặc hôn mê
+ Nhiều nước bọt
+ Tăng nhịp tim
Bước 2: Nếu bạn nghi ngờ chó của mình bị chứng quá nóng, hãy nhanh chóng đưa nó vào chỗ râm mát. Loại bỏ những nguồn nhiệt ngay lập tức là việc rất quan trọng. Nếu có thể, hãy đưa nó vào phòng có điều hòa. Nếu không có điều hòa thì dung quạt cũng được.
Bước 3: Hạ nhiệt cho chú chó. Tùy vào những gì mà bạn có, hãy làm cách nhanh nhất có thể để hạ nhiệt cho chú chó. Bao gồm một số cách như sau:
+ Đổ nước lạnh vào đầu và thân chó
+ Phủ khăn ướt lên chú chó. Đừng để khăn quá lâu tại một chỗ, lông sẽ bị ngấm nước.
+ Dùng 1 vòi nước chảy nhẹ, nên dùng loại nhỏ giọt hoặc vòi sen (ko dùng hết công suất)
+ Nếu có thể hãy thả chú chó của bạn vào 1 bồn tắm hoặc bể nước mát (nước k quá lạnh)
+ Không bao h được sử dụng đá hay nước đá, nó sẽ thu nhỏ các lỗ chân lông trên bề mặt da khiến cảm nhiệt trầm trọng hợn. Nó có thể dẫn đến shock thậm chí gây hạ thân nhiệt.
Bước 4: Quạt và dùng tay làm tơi lông của chú chó.
Quạt gió sẽ giúp làm mát cho chú chó khi đã được làm mát bằng nước, dùng những ngón tay của bạn làm tơi lông của chúng để gió thổi qua lông, giúp không khí đc lưu thông. Lông giống như 1 cái chăn cách nhiệt dùng để giữ nhiệt, do đó làm nó tơi lên để lộ da bên dưới thì không khí có thể giúp làm mát chú chó nhanh hơn.
Bước 5: Đo nhiệt độ của chú chó.
Một con chó bị đột quỵ nhiệt sẽ có nhiệt độ 103ºF (39,5ºC) hoặc cao hơn. Không nên cố đo nhiệt độ cho đến khi bạn đã loại bỏ các nguồn nhiệt và đã thử làm mát. Hơn nữa, chỉ đo nhiệt độ của chó nếu việc đó không làm phiền hay gây khó chịu cho chúng. Sử dụng một nhiệt kế trực tràng để đo nhiệt độ của chú chó:
+ Nếu bạn đang sử dụng một nhiệt kế thủy ngân, bạn sẽ phải giảm thủy ngân xuống dưới 94ºF (34,4ºC) bằng cách lắc nhẹ nó.
+ Bôi trơn nó với một chất bôi trơn như dầu hoặc thạch KY.
+ Nhờ một người giúp giữ chú chó bằng cách giữ đầu và phần thân trước.
+ Xác định vị trí trực tràng và nâng đuôi để đưa nhiệt kế vào.
+ Cẩn thận đưa nhiệt kế vào trong trực tràng khoảng một inch (2,5 cm), không được thả ra.
+ Chờ hai phút đối với nhiệt kế thủy ngân, hoặc đến khi có tiếng bíp với nhiệt kế số. Khi đó, cẩn thận loại bỏ nhiệt kế và đọc nhiệt độ.
+ Nhiệt độ trực tràng bình thường là khoảng 100,5ºF - 102,5ºF (38,6ºC đến 38,9ºC). Nếu nhiệt độ của chú chó cao hơn mức này, rất có khả năng đột quỵ nhiệt.
+ Tiếp tục theo dõi nhiệt độ trực tràng của chú chó trong khi chúng hồi phục. Nếu nó trở về mức bình thường (dưới 103ºF hoặc 39,5ºC), bạn có thể ngừng việc làm mát, tuy nhiên, hãy để chú chó trong một khu vực mát mẻ và đảm bảo chúng có nước uống. Khi nhiệt độ cơ thể đã giảm xuống mức bình thường, chú chó sẽ tiếp tục tự làm mát khi còn được ở nơi mát mẻ.
Bước 6: Khi chó của bạn bắt đầu đi lại được, hãy thử cho chúng một lượng nước nhỏ để uống. Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp điện giải của trẻ em cho chó, tiếp tục cho chúng uống khi chúng muốn.
Bước 7: Gọi cho phòng khám thú y. Khi bạn làm mát cho chú chó, hãy gọi cho một phong khám thú y để được hướng dẫn xử lý đột quỵ nhiệt ở chó. Ngay khi nhiệt độ trực tràng đạt đến mức thích hợp, hãy đưa chú chó đến phòng khám (cấp cứu) thú y. Nên cảnh giác, ngay cả khi chú chó không còn triệu chứng nào, chúng vẫn có thể đang bị nội thương. Tốt nhất nên đi khám lại để chắc chắn chú chó đã hoàn toàn khỏe mạnh.
TIPS
Quan trọng là bạn cũng phải bình tĩnh. Nếu bạn mất bình tĩnh, chú chó có thể cảm nhận được và mất bình tĩnh theo, làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì thế, hãy giữ bình tĩnh nhất có thể, làm việc một cách có phương pháp để hồi phục nhiệt độ của chúng về bình thường và nhanh chóng đưa chúng đi thú y. Giữ tập trung để chắc chắn là bạn đang làm hết sức có thể để tăng cơ hội sống xót cho chú chó.
+ Cảnh giác về những thứ có thể tạo shock nhiệt ở chó. Bao gồm:
- Bị nhốt trong ô tô, ngay cả khi đã hé mở cửa kính, ngay cả khi không phải là mùa hè. Chú chó vẫn có thể bị shock nhiệt vào một ngày u ám nếu bị nhốt trong xe. Ngay cả với cửa sổ đã hoàn toàn được kéo xuống, bên trong một chiếc xe đang đỗ có thể lên tới 150ºF hoặc 66ºC vào mùa hè, có thể tạo shock nhiệt chỉ trong vòng vài phút.
- Bị nhốt ở ngoài trời mà không có bóng râm và/hoặc nước.
- Có mõm ngắn, như các giống English Bulldog hoặc Pug.
- Bị đặt vào điều kiện khó thở hoặc béo phì.
- Được lai từ một giống chó ở vùng lạnh hoặc có lông dày, ví dụ giống Alaskan Malamute.
- Vận động quá mức trong điều kiện ấm hoặc nóng.
+ Chó không thể đổ mồ hôi. Chúng phải thở dốc để giải phóng nhiệt, và không thể sử dụng các hệ thống làm mát dạng hơi dành cho người. Vì vậy việc giữ chúng ngoài tầm các nguồn nhiệt và tránh cho chúng vận động vào những khung giờ nóng nhất trong ngày của những tháng nóng là rất quan trọng.
1 số kinh nghiệm được chia sẻ bởi thành viên CLB NWD
Như các bạn đã biết các chú cún chỉ có 2 tuyến mồi hôi chính để thải ra. Phần lớn ở lưỡi và 1 phần nhỏ khác ở gan bàn chân. Đối với các loại chó lông dài thì thường dưới gan bàn chân chúng có 1 lớp lông bao quanh các kẽ chân do thích nghi với môi trường xứ lạnh để giảm sự thoát nhiệt. vào mùa hè ở việt nam những nhóm lông ở gan bàn chân này thường làm phản tác dụng, chúng giữ nhiệt gây cho các chú cún khó thoát được mồ hôi, khi cún chạy trên đường nhựa, chúng thu nhiệt qua gan bàn chân và làm cơ thể chúng nóng lên, do sự nóng lên nên các bé cần thở nhiều hơn để cung cấp ôxi, nhưng trời nóng làm lượng oxi hoà tan trong không khí giảm khiến các bé bị thiếu ôxi gây đột quỵ.
Sau đây là 1 số lưu ý đơn giản đổi với các bé cún có lông dài cũng như lông ngắn:
- Hạn chế vận dộng vào mùa hè nóng, muốn cho đi dạo thì nên cho đi sau 10h tối( khoảng 7h-9h30) sau khi trời tắt nắng , lượng nhiệt từ sân bê tông hoặc đường nhựa bốc lên, lúc này chúng ta nghĩ là mát nhưng vì chúng ta đi giầy, dép nên không cảm nhận đc, những chú cún đi chân tiếp xúc trực tiếp với đất, lúc này là không tốt.
- Cho các bé uống nước có pha đường gluco và orezol để bù nước vào mùa hè, tăng khả năng điện giải và đề kháng
- không cho chó ra đường vào ngày nắng nóng (nhất là đối với các bé cún có bộ lông tối màu, hặc gam màu nóng. vì theo khoa học, những màu này hấp thu nhiệt rất mạnh.
- không cho các bé cún đi biển, với bộ lông dày và nóng, chân chạy tiếp xúc trực tiếp trên cát nóng sẽ làm cún bị yếu do nhiệt độ tăng cao gây thở dốc (nhiệt độ TB của chó là 38 độ C), do nóng quá chúng lao xuống nước,cũng có thể đi từ dưới nước lên sau khi bơi. Điều này dễ làm cho chúng bị cảm gây hô hấp kém và đột tử sau vài phút,
- không cho chó giao phối trước 9h tối nhé, theo như mình biết và theo kinh nghiệm thì :
+với chó đực. hoạt động giao phối là hoạt động rất gây mất sức. vì thế vào thời tiết này cũng dễ gây mấy ôix và đột quỵ
+ với chó cái điều này ít nguy hại hơn nhưng hiệu quả không cao vì khi nhiệt độ tăng cao, tinh trùng hầu như không hoạt động và chết đi, khiến tỉ lệ giao hợp không cao, khoảng 70% là không chửa nếu giao phối vào thời gian nóng trong ngày
- Không cho chó đột ngột từ thời tiết nóng vào điều hoà, việc này gây cho chó con bị cảm do thích nằm trước gió điều hoà. phải có quá trình thay đổi dần dần sau 15p. hạ dần nhiệt điều hoà từ từ.
- Thời tiết mùa hè, rất nhiều các bệnh lây truyền vì thế, cho cún ăn ít hơn và giảm lượng đạm đi. vì nếu dính phải vấn đề đường ruột mà chó ăn nhiều đạm sẽ làm tăng độ phát nặng của bệnh do có quá nhiều chất khó tiêu trong cơ thể.
- Với các bé cún có lông ở gan bàn chân thì nên dùng kéo nhỏ tỉa sạch lông ở gan bàn chân để cho việc thoát mồi hôi và làm thoáng được tốt hơn.
Hướng dẫn cách điều trị shock nhiệt ở chó
Hiện tượng shock nhiệt là hiện tượng cơ thể phải hứng chịu thay đổi nhiệt độ trong 1 thời gian ngắn.
Loài chó không có khả năng giải phóng nhiệt tốt như chúng ta. Cơ thể của chúng sinh ra để hấp thụ nhiệt hơn là giải phóng nhiệt. Chúng có thể hấp thụ nhiệt nhanh hơn chúng ta. Vì thế chúng ta có thể không thể nhận ra rằng chó của mình đang trở nên quá nóng cho đến khi triệu chứng quá nóng đột nhiên xuất hiện.
Đột quỵ vì nhiệt ở chó là 1 triệu chứng rất nghiêm trọng và thường bất ngờ làm bạn không trở tay kịp, có thể trở thành tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong vòng vài phút. Hiểu được làm thế nào để xử lý đột quỵ của chó có thể cứu lấy mạng sống chú chó của bạn.
Bước 1: Nhận ra các biểu hiện shock nhiệt ở 1 chú chó. Phản ứng nhanh chóng nếu bạn nhận thấy chó của mình có biểu hiện bị mất nước hoặc xuất hiện 1 số hoặc tất cả các biểu hiện sau đây:
+ Thở 1 cách bất thường, thở lớn và nhanh
+ Cực kỳ khát nước
+ Nhiệt độ trực tràng cao (hướng dẫn xem phía dưới)
+ Yếu và mệt mỏi
+ Nôn mửa thường xuyên
+ Mất phương hướng
+ Lưỡi đỏ tươi và lợi nhợt nhạt
+ Vùng da ở miệng và cổ khi bị ấn không phẳng lại
+ Khó thở
+ Suy sụp hoặc hôn mê
+ Nhiều nước bọt
+ Tăng nhịp tim
Bước 2: Nếu bạn nghi ngờ chó của mình bị chứng quá nóng, hãy nhanh chóng đưa nó vào chỗ râm mát. Loại bỏ những nguồn nhiệt ngay lập tức là việc rất quan trọng. Nếu có thể, hãy đưa nó vào phòng có điều hòa. Nếu không có điều hòa thì dung quạt cũng được.
Bước 3: Hạ nhiệt cho chú chó. Tùy vào những gì mà bạn có, hãy làm cách nhanh nhất có thể để hạ nhiệt cho chú chó. Bao gồm một số cách như sau:
+ Đổ nước lạnh vào đầu và thân chó
+ Phủ khăn ướt lên chú chó. Đừng để khăn quá lâu tại một chỗ, lông sẽ bị ngấm nước.
+ Dùng 1 vòi nước chảy nhẹ, nên dùng loại nhỏ giọt hoặc vòi sen (ko dùng hết công suất)
+ Nếu có thể hãy thả chú chó của bạn vào 1 bồn tắm hoặc bể nước mát (nước k quá lạnh)
+ Không bao h được sử dụng đá hay nước đá, nó sẽ thu nhỏ các lỗ chân lông trên bề mặt da khiến cảm nhiệt trầm trọng hợn. Nó có thể dẫn đến shock thậm chí gây hạ thân nhiệt.
Bước 4: Quạt và dùng tay làm tơi lông của chú chó.
Quạt gió sẽ giúp làm mát cho chú chó khi đã được làm mát bằng nước, dùng những ngón tay của bạn làm tơi lông của chúng để gió thổi qua lông, giúp không khí đc lưu thông. Lông giống như 1 cái chăn cách nhiệt dùng để giữ nhiệt, do đó làm nó tơi lên để lộ da bên dưới thì không khí có thể giúp làm mát chú chó nhanh hơn.
Bước 5: Đo nhiệt độ của chú chó.
Một con chó bị đột quỵ nhiệt sẽ có nhiệt độ 103ºF (39,5ºC) hoặc cao hơn. Không nên cố đo nhiệt độ cho đến khi bạn đã loại bỏ các nguồn nhiệt và đã thử làm mát. Hơn nữa, chỉ đo nhiệt độ của chó nếu việc đó không làm phiền hay gây khó chịu cho chúng. Sử dụng một nhiệt kế trực tràng để đo nhiệt độ của chú chó:
+ Nếu bạn đang sử dụng một nhiệt kế thủy ngân, bạn sẽ phải giảm thủy ngân xuống dưới 94ºF (34,4ºC) bằng cách lắc nhẹ nó.
+ Bôi trơn nó với một chất bôi trơn như dầu hoặc thạch KY.
+ Nhờ một người giúp giữ chú chó bằng cách giữ đầu và phần thân trước.
+ Xác định vị trí trực tràng và nâng đuôi để đưa nhiệt kế vào.
+ Cẩn thận đưa nhiệt kế vào trong trực tràng khoảng một inch (2,5 cm), không được thả ra.
+ Chờ hai phút đối với nhiệt kế thủy ngân, hoặc đến khi có tiếng bíp với nhiệt kế số. Khi đó, cẩn thận loại bỏ nhiệt kế và đọc nhiệt độ.
+ Nhiệt độ trực tràng bình thường là khoảng 100,5ºF - 102,5ºF (38,6ºC đến 38,9ºC). Nếu nhiệt độ của chú chó cao hơn mức này, rất có khả năng đột quỵ nhiệt.
+ Tiếp tục theo dõi nhiệt độ trực tràng của chú chó trong khi chúng hồi phục. Nếu nó trở về mức bình thường (dưới 103ºF hoặc 39,5ºC), bạn có thể ngừng việc làm mát, tuy nhiên, hãy để chú chó trong một khu vực mát mẻ và đảm bảo chúng có nước uống. Khi nhiệt độ cơ thể đã giảm xuống mức bình thường, chú chó sẽ tiếp tục tự làm mát khi còn được ở nơi mát mẻ.
Bước 6: Khi chó của bạn bắt đầu đi lại được, hãy thử cho chúng một lượng nước nhỏ để uống. Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp điện giải của trẻ em cho chó, tiếp tục cho chúng uống khi chúng muốn.
Bước 7: Gọi cho phòng khám thú y. Khi bạn làm mát cho chú chó, hãy gọi cho một phong khám thú y để được hướng dẫn xử lý đột quỵ nhiệt ở chó. Ngay khi nhiệt độ trực tràng đạt đến mức thích hợp, hãy đưa chú chó đến phòng khám (cấp cứu) thú y. Nên cảnh giác, ngay cả khi chú chó không còn triệu chứng nào, chúng vẫn có thể đang bị nội thương. Tốt nhất nên đi khám lại để chắc chắn chú chó đã hoàn toàn khỏe mạnh.
TIPS
Quan trọng là bạn cũng phải bình tĩnh. Nếu bạn mất bình tĩnh, chú chó có thể cảm nhận được và mất bình tĩnh theo, làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì thế, hãy giữ bình tĩnh nhất có thể, làm việc một cách có phương pháp để hồi phục nhiệt độ của chúng về bình thường và nhanh chóng đưa chúng đi thú y. Giữ tập trung để chắc chắn là bạn đang làm hết sức có thể để tăng cơ hội sống xót cho chú chó.
+ Cảnh giác về những thứ có thể tạo shock nhiệt ở chó. Bao gồm:
- Bị nhốt trong ô tô, ngay cả khi đã hé mở cửa kính, ngay cả khi không phải là mùa hè. Chú chó vẫn có thể bị shock nhiệt vào một ngày u ám nếu bị nhốt trong xe. Ngay cả với cửa sổ đã hoàn toàn được kéo xuống, bên trong một chiếc xe đang đỗ có thể lên tới 150ºF hoặc 66ºC vào mùa hè, có thể tạo shock nhiệt chỉ trong vòng vài phút.
- Bị nhốt ở ngoài trời mà không có bóng râm và/hoặc nước.
- Có mõm ngắn, như các giống English Bulldog hoặc Pug.
- Bị đặt vào điều kiện khó thở hoặc béo phì.
- Được lai từ một giống chó ở vùng lạnh hoặc có lông dày, ví dụ giống Alaskan Malamute.
- Vận động quá mức trong điều kiện ấm hoặc nóng.
+ Chó không thể đổ mồ hôi. Chúng phải thở dốc để giải phóng nhiệt, và không thể sử dụng các hệ thống làm mát dạng hơi dành cho người. Vì vậy việc giữ chúng ngoài tầm các nguồn nhiệt và tránh cho chúng vận động vào những khung giờ nóng nhất trong ngày của những tháng nóng là rất quan trọng.
1 số kinh nghiệm được chia sẻ bởi thành viên CLB NWD
Như các bạn đã biết các chú cún chỉ có 2 tuyến mồi hôi chính để thải ra. Phần lớn ở lưỡi và 1 phần nhỏ khác ở gan bàn chân. Đối với các loại chó lông dài thì thường dưới gan bàn chân chúng có 1 lớp lông bao quanh các kẽ chân do thích nghi với môi trường xứ lạnh để giảm sự thoát nhiệt. vào mùa hè ở việt nam những nhóm lông ở gan bàn chân này thường làm phản tác dụng, chúng giữ nhiệt gây cho các chú cún khó thoát được mồ hôi, khi cún chạy trên đường nhựa, chúng thu nhiệt qua gan bàn chân và làm cơ thể chúng nóng lên, do sự nóng lên nên các bé cần thở nhiều hơn để cung cấp ôxi, nhưng trời nóng làm lượng oxi hoà tan trong không khí giảm khiến các bé bị thiếu ôxi gây đột quỵ.
Sau đây là 1 số lưu ý đơn giản đổi với các bé cún có lông dài cũng như lông ngắn:
- Hạn chế vận dộng vào mùa hè nóng, muốn cho đi dạo thì nên cho đi sau 10h tối( khoảng 7h-9h30) sau khi trời tắt nắng , lượng nhiệt từ sân bê tông hoặc đường nhựa bốc lên, lúc này chúng ta nghĩ là mát nhưng vì chúng ta đi giầy, dép nên không cảm nhận đc, những chú cún đi chân tiếp xúc trực tiếp với đất, lúc này là không tốt.
- Cho các bé uống nước có pha đường gluco và orezol để bù nước vào mùa hè, tăng khả năng điện giải và đề kháng
- không cho chó ra đường vào ngày nắng nóng (nhất là đối với các bé cún có bộ lông tối màu, hặc gam màu nóng. vì theo khoa học, những màu này hấp thu nhiệt rất mạnh.
- không cho các bé cún đi biển, với bộ lông dày và nóng, chân chạy tiếp xúc trực tiếp trên cát nóng sẽ làm cún bị yếu do nhiệt độ tăng cao gây thở dốc (nhiệt độ TB của chó là 38 độ C), do nóng quá chúng lao xuống nước,cũng có thể đi từ dưới nước lên sau khi bơi. Điều này dễ làm cho chúng bị cảm gây hô hấp kém và đột tử sau vài phút,
- không cho chó giao phối trước 9h tối nhé, theo như mình biết và theo kinh nghiệm thì :
+với chó đực. hoạt động giao phối là hoạt động rất gây mất sức. vì thế vào thời tiết này cũng dễ gây mấy ôix và đột quỵ
+ với chó cái điều này ít nguy hại hơn nhưng hiệu quả không cao vì khi nhiệt độ tăng cao, tinh trùng hầu như không hoạt động và chết đi, khiến tỉ lệ giao hợp không cao, khoảng 70% là không chửa nếu giao phối vào thời gian nóng trong ngày
- Không cho chó đột ngột từ thời tiết nóng vào điều hoà, việc này gây cho chó con bị cảm do thích nằm trước gió điều hoà. phải có quá trình thay đổi dần dần sau 15p. hạ dần nhiệt điều hoà từ từ.
- Thời tiết mùa hè, rất nhiều các bệnh lây truyền vì thế, cho cún ăn ít hơn và giảm lượng đạm đi. vì nếu dính phải vấn đề đường ruột mà chó ăn nhiều đạm sẽ làm tăng độ phát nặng của bệnh do có quá nhiều chất khó tiêu trong cơ thể.
- Với các bé cún có lông ở gan bàn chân thì nên dùng kéo nhỏ tỉa sạch lông ở gan bàn chân để cho việc thoát mồi hôi và làm thoáng được tốt hơn.