• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

HD&ED- Chứng loạn sản xương hông& xương khuỷu của chó

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
HD- Chứng loạn sản xương hông của chó Hip dysplasia (canine)
ED- Chứng loạn sản xương khuỷu của chó Elbow dysplasia ( Canine )

1. HD- Canine Hip Dysplasia


Biến dạng Trật Khớp Hông ở Chó - Hai khớp hông bình thường( để so sánh ).

Là bệnh gây viêm đau khớp hông đùi chậu, trật khớp, thoát vị đệm và dây chằng, chó khó đi lại vận động, thậm chí què lết. Bệnh mang tính di truyền hoặc do các yếu tố nuôi dưỡng, vận động không hợp lý, tai nạn trượt ngã...

Bệnh thường thấy ở các giống chó lớn như :

Great Dane
German Shepherd Dog
Labrador Retriever
Basset Hound
Newfoundland
English Setter
Golden Retriever
Mastiff
Rottweiler
Saint Bernard[6]
Theo thống kê của Viện chỉnh hình động vật Orthopedic Foundation Animal trong 25 năm qua, tỷ lệ mắc bệnh và tổn thương nặng nề ở các giống chó lớn chiếm từ 20-40%.

Một số giống chó nhỏ có thể mắc bệnh nhưng không thể hiện rõ các triệu chứng lâm sàng như : Shar Pei, Chow Chow, Pomeranian...


Chi tiết về Chứng loạn sản xương hông của chó xin mời xem bài viết của Dr. giapvet phần dưới đây.


2- ED- Chứng loạn sản xương khuỷu của chó Elbow dysplasia ( canine ): Xem bài viết phần dưới.
 
Cho em xin bổ sung là cái giống Sharpei do khớp chân cứng nên rất hay bị cái này đấy ạ (Kinh nghiệm thực tế ạ)
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Cho em xin bổ sung là cái giống Sharpei do khớp chân cứng nên rất hay bị cái này đấy ạ (Kinh nghiệm thực tế ạ)
Cám ơn bạn kimkwanlee, mình đang viết dở dang, may mà post được phần đầu, đang viết tiếp phần vài giống chó nhỏ cũng mắc, triệu chứng, chẩn đoán và phòng trị bệnh thì có 1 pm đến thế là mất tiêu công tham khảo và dịch mất gần 2 tiếng !!!! Không kịp copy lại. Lại để lúc khác tiếp vậy.

Bạn có thể cho thêm thông tin thực tế nhé. Thankss
 

giapvet

Chuyên gia thú y
Chứng loạn sản xương hông của chó Hip dysplasia (canine)

Chứng loạn sản xương hông của chó Hip dysplasia (canine)

Bản dịch từ Wikipedia, the free encyclopedia http://en.wikipedia.org/wiki/Hip_dysplasia_(canine)

GIỚI THIỆU CHUNG

Chứng loạn sản xương hông ở chó là một tình trạng bệnh lý do các yếu tố về gen cũng như yếu tố môi trường tác động. Chứng bệnh này xuất hiện ở nhiều loài động vật, cũng thường thấy xảy ra ở chó (nhiều giống khác nhau, đặc biệt là những giống chó to lớn). Nếu bệnh nặng, có thể gây ra biến dạng xương hông, viêm khớp làm cho con vật rất đau và yếu chân sau.

GIẢI PHẪU KHỚP XƯƠNG HÔNG (BÌNH THƯỜNG)

Xương chậu của chó được cấu tạo bởi 3 xương: xương cánh chậu, xương háng và xương ngồi. Cả 3 xương này kết hợp với nhau hình thành nên ổ khớp gọi là ổ cối.
Lồi cầu trên của xương đùi khớp với xương chậu ở ổ cối và được giữ cố định bằng dây chằng. Khớp nối giữa đầu trên của xương đùi và ổ cối gọi là khớp chậu- đùi.
Đầu của xương đùi và mặt trong của ổ cối được bao bọc bởi một lớp sụn. Chính nhờ có sụn bao bọc nên khớp giữa giữa đầu trên của xương đùi và mặt trong của ổ cối rất khít nhau. Hơn thế, trong xoang khớp luôn luôn có một chất hoạt dịch làm cho mặt khớp luôn được bôi trơn, khớp vận động rất dễ dàng.
Chức năng bình thường của khớp có thể bị ảnh hưởng bởi (1) sự loạn sản của các tế bào xương và tế bào sụn, (2) chấn thương hoặc (3) các bệnh mắc phải như viêm xương khớp, thấp khớp v.v...


Xương hông bình thường để so sánh.


Xương hông bị loạn sản.


GIẢI PHẪU KHỚP XƯƠNG HÔNG (LOẠN SẢN)

Khi xảy ra tình trạng loạn sản ở xương hông, thường xuất hiện 2 tình trạng bất thường:

(1) Đầu trên của xương đùi không được “ôm” khít bởi ổ cối, xoang khớp trở nên nông. Do vậy, liên kết ở khớp ổ cối trở nên lỏng lẻo hơn.
(2) Đầu trên của xương đùi và mặt trong của ổ cối mất đi tính trơn nhẵn và tròn, trở nên xù xì. Vì vậy, khi khớp vận động sẽ có sự cọ xát giữa đầu trên xương đùi và mặt trong ổ cối (hay tăng lực ma sát giữa các xương).

Phản ứng của cơ thể trước những biến đổi tại khớp chậu- đùi diễn ra theo một số cách. Đầu tiên, có sự sản sinh lớp tế bào sụn mới để thay thế. Tuy vậy, quá trình tu sửa lớp sụn này diễn ra một cách chậm chạp bởi tuần hoàn máu tới tổ chức sụn và xương ít phát triển.

Hậu quả là khớp bị thoái hóa do sự chà xát giữa các đầu xương, khớp không còn khả năng chịu đựng sức nặng của cơ thể. Quá trình viêm, tổn thương lớp sụn và phản ứng đau cứ thế tiếp diễn, dẫn tới tổn thương ở khớp ngày càng trầm trọng.

Tình trạng khớp biến dạng có thể tiến triển ngày càng trầm trọng hơn hoặc duy trì ở tình trạng không biến đổi. Kết quả chụp X quang vùng xương chậu- đùi có thể rất tốt và chó chưa từng có biểu hiện đau hoặc kết quả chụp X quang cho thấy có sự thoái hóa và chó hầu như không có biểu hiện bệnh lý. Tình trạng của xương hông chỉ là một nhân tố giúp xác định mức độ tổn thương mở rộng trong đó loạn sản xương gây nên các cơn đau hoặc ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp tình trạng loạn sản xương tiến triển ở thể nhẹ hoặc trung bình thường gây ra ảnh hưởng thứ phát tới biến đổi mặt khớp

Những giống chó to lớn thường hay mắc chứng loạn sản xương hông như: Cocker spaniels, Shetland sheepdogs. Mèo cũng có thể mắc chứng bệnh này, đặc biệt là giống Siamese.

Để tránh những cơn đau, chó mắc bệnh thường (1) lười vận động mạnh như chạy, nhảy hoặc (2) di chuyển gần như đồng thời hai chân sau (bunny hopping), thậm chí (3) không thể đứng trên hai chân sau. Kéo theo sự bất bình thường trong khả năng vận động của chi sau, các vấn đề về cột sống, khuỷu chân sau, mô mềm bắt đầu phát triển.

Chứng loạn sản xương đùi ở chó cũng thường xảy ra ở hầu hết những giống chó có khối lượng trung bình như German Shepherd, Labrador, Golden retriever, Rottweiler, Mastiff; nhưng cũng có thể xảy ra ở những giống chó nhỏ như Spaniel (tình trạng bệnh nhẹ hơn).

TRIỆU CHỨNG

Chó đứng lên rất khó khăn sau khi nghỉ, miễn cưỡng vận động, vận động gần như đồng thời hai chân sau hoặc có các biểu hiện bất thường về hình dáng khác, đi lại khập khiễng, đau, rất khó khăn để đứng bằng hai chân sau khi đứng hay nhảy hoặc đi lên cầu thang; khớp chậu đùi bị lệch vị trí, teo cơ rõ rệt ở vùng đùi.

Trên hình ảnh chụp X quang cho thấy rõ tình trạng thoái hóa của xương hông. Tuy vậy, ở một số chó, có thể khi chụp X quang không phát hiện được sự tổn thương của xương hông cho tới khi chó được 2 tuổi. Thêm vào đó, rất nhiều chó mắc chứng loạn sản xương hông không biểu hiện triệu chứng lâm sàng; ngược lại một số chó lại có biểu hiện bệnh rất rõ trước 7 tháng tuổi, một số khác lại không có bất cứ biểu hiện bệnh lý về tình trạng loạn sản xương hông nào cho đến khi chó trưởng thành.

Cũng cần lưu ý rằng, tình trạng loạn sản xương hông có thể nhẹ hoặc nặng; có thể tiến triển ngày một xấu đi hoặc duy trì ở một tình trạng nhất định; phản ứng tu sửa tổn thương tại khớp chậu- đùi có thể diễn ra yếu hoặc mạnh ở từng cá thể. Từng cá thể lại có khối lượng cơ thể khác nhau, vì thế, những giống chó nhỏ rất ít vận động mạnh sẽ có cường độ vận động khớp chậu- đùi hoàn toàn khác với những giống chó to lớn ưa vận động. Ở một số chó, tình trạng bệnh lý tiến triển và biểu hiện triệu chứng sớm, một số khác có thể không bao giờ có những triệu chứng bất thường nào.

CHẨN ĐOÁN


Kỹ thuật chẩn đoán truyền thống là X quang và test kiểm tra cho điểm (hip scoring test). Tuy vậy, hai phương pháp trên chỉ có thể thực hiện ở một độ tuổi thích hợp, cần kiểm tra lại khi chó trưởng thành. Lưu ý: nếu thực hiện các phương pháp chẩn đoán trên khi chó còn non sẽ không thấy bất kỳ dấu hiệu nào.
Do chứng loạn sản xương hông liên quan tới đặc tính di truyền vì vậy cần phải thực hiện test kiểm tra cho điểm về tình trạng xương hông ở chó bố mẹ (trước khi mua chó con hay trước khi cho phối giống). Ngoài yếu tố di truyền, đôi khi xảy ra trường hợp chứng loạn sản xương hông có thể xảy ra ở những chó mà bố mẹ chúng cho kết quả test tình trạng xương hông hoàn toàn bình thường.
Hiện có một số hệ thống tiêu chuẩn hóa để phân loại tình trạng loạn sản xương hông: Orthopedic Foundation for Animals/OFA, PennHIP, Bristish Veterinary Association/BVA. Một số test thuộc quy trình chẩn đoán trên đòi hỏi phải vận động khớp chậu- đùi tới vị trí xác định để chụp được phim X quang rõ tình trạng của khớp. Vì lý do vận động khớp như vậy sẽ gây đau đớn cho chó và phải giữ nguyên vị trí cho đến khi chụp được ảnh rõ nét nên người ta thường gây mê cho chó trước khi thực hiện thủ thuật chẩn đoán.

Theo petsurgery.com (cơ sở khám chữa bệnh thú y ở California), những tình trạng sau cũng có những biểu hiện triệu chứng giống như chứng loạn sản xương hông:
• Cauda equina syndrome
• Dây chằng chéo của hộp sọ bị đứt
• Cranial (thuộc sọ) (anterior_ ở phía trước) cruciate (hình chữ thập, chéo hình chữ thập) ligament (dây chằng) tears
• Viêm khớp chân sau
• Other rear (phía sau, đằng sau) limb arthritic (chứng viêm khớp) conditions

Tổ chức này cũng nói thêm rằng:

"Triệu chứng lâm sàng của chứng loạn sản xương hông rất hiếm. Thông thường, chỉ thấy tình trạng chó đi khập khiễng ở mức nhẹ đến trung bình, tình trạng này có thể tiến triển xấu đi bất ngờ. Những chó bị đứt dây chằng chéo hộp sọ có triệu chứng điển hình là co chân (leg up)_ không thấy trong chứng loạn sản xương hông. Những chó tổn thương xương sống thường kéo lê ngón chân khi đi và có dáng của cơ thể không bình thường, yếu chân sau. Nếu xảy ra tổn thương đĩa đệm đốt sống, chó sẽ rất đau. Một số tình trạng thoái hóa tủy sống, chó thường không có bất kỳ biểu hiện đau nào”.
Cũng cần lưu ý rằng, trong tình trạng bị đau ở chân trước, chó cũng có những phản ứng “làm bù” như vận động chân sau khác thường, đặc biệt trong các chứng bệnh viêm khớp, viêm xương sụn (osteochondritis) hoặc loạn sản xương bả vai, khuỷu tay cũng như tình trạng đau ở khuỷu chân sau, chảy máu ở tủy sống. Do vậy, lưu ý rất quan trọng phải loại trừ những tình trạng bệnh lý ở khớp, xương trước khi kết luận chó mắc chứng loạn sản xương hông.

Đau kéo dài

Lưu ý rằng, chứng loạn sản xương hông có thể đã xảy ra một cách âm thầm khi chó được vài tháng tuổi. Những chó này lớn lên cùng với đau kéo dài (chronic pain) và “thích nghi” với tình trạng này. Vì thế, rất khó thấy chó có biểu hiện đau hoặc kêu rên do đau. Thỉnh thoảng chó có thể ngồi sụp xuống khi đi một cách bất thường; thậm chí chó không chịu đi hay không chịu leo trèo. Khó khăn rằng, những biến đổi bất thường này lại là triệu chứng không đặc trưng: ví dụ chân chó bị các vật nhọn đâm, đau cơ tạm thời v.v… Chính vì vậy, phát hiện biểu hiện đau ở chó thường ít có ý nghĩa trong việc nghi ngờ chứng loạn sản xương hông ở chó.

ĐIỀU TRỊ

Không có liệu pháp điều trị triệt để chứng loạn sản xương hông của chó; tuy vậy, có rất nhiều liệu pháp điều trị triệu chứng. Điều trị chủ yếu nhằm mục đích hỗ trợ nâng cao tình trạng khỏe mạnh cho chó. Cần lưu ý, do chứng loạn sản xương hông có tính bẩm sinh vì vậy tình trạng bệnh lý có thể thay đổi. Cũng vì lý do trên, cần điều chỉnh liệu pháp điều trị. Những chó mắc bệnh ở trạng thái bệnh lý nhẹ, rất cần điều trị triệu chứng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể với phản ứng viêm ở khớp chậu- đùi và phản ứng đau của toàn thân.

Trong trường hợp các liệu pháp điều trị không thể làm giảm triệu chứng bệnh, phẫu thuật là biện pháp điều trị được lựa chọn. Có hai loại phẫu thuật: (1) tạo hình lại khớp giúp cho sự vận động bình thường, linh hoạt của khớp; (2) thay thế hoàn toàn xương hông bị phá hủy bằng xương hông nhân tạo và ổ khớp nhân tạo.

Không can thiệp bằng phẫu thuật:

Liệu pháp điều trị này gồm 3 thành tố: hạn chế khối lượng, bài tập vận động và dùng thuốc. Các bài tập vận động phù hợp có tác dụng kích thích sự phát triển của các tế bào sụn, đồng thời giảm tốc độ thoái hóa xương (nếu tập luyện quá mức sẽ phản tác dụng). Tập cho chó đi lại thường xuyên trong giai đoạn đầu của tình bệnh sẽ ngăn ngừa tình trạng teo cơ vùng hông và vùng đùi.

Dùng thuốc: kháng viêm, giảm đau (không có bản chất steroid)_ non- steroidal anti- inflammatory drug (NSAID). Các dạng dược phẩm NSAID thường dùng gồm: carprofen (tên thương mại Rimadyl), meloxicam (tên thương mại Metacam). Cũng sử dụng các Tepoxalin (tên thương phẩm Zubrin) và prednoleucotropin (PLT, gồm hai thành phần cinchophen và prednisolone). Hết sức thận trọng do tác dụng dược lý của nhóm thuốc NSAID không giống nhau giữa các giống chó.

Cần bổ sung dưỡng chất có chứa glucosamine_ nguyên liệu cần thiết cho quá trình tu sửa vết thương tại khớp. Phải mất khoảng 3-4 tuần (sau khi sử dụng) mới thấy được hiệu quả của glucosamine. Do vậy, thời gian sử dụng glucosamine trên thực tế ít nhất khoảng 3- 5 tuần trước khi kết luận dùng glucosamine có hiệu quả hay không. Lưu ý: glucosamine không phải là một loại thuốc, nó đóng vai trò là nguyên liệu cho quá trình hình thành tế bào sụn.

Thời gian cần thiết để thấy được tác dụng của A glucosamine based nutritional supplement may possibly be suggested to give the body additional raw materials used in joint repair.
Nếu có thể, có thể dùng thử nhiều loại thuốc kháng viêm khoảng 4- 6 tuần. Do mỗi cá thể thích hợp với một loại thuốc kháng viêm. Vì thế, một loại thuốc kháng viêm này không hiệu quả, bác sỹ thú y sẽ đổi thuốc, mỗi loại sử dụng trong vòng 2- 3 tuần trước khi kết luận thuốc kháng viêm có tác dụng hay không có tác dụng đối với mỗi cá thể.

Carprofen, cũng như những thuốc kháng viêm khác an toàn với hầu hết động vật. Rất hiếm khi thấy tác dụng phụ_ gây chết đột ngột do trúng độc gan. Do vậy, khi sử dụng thuốc kháng viêm cần xét nghiệm máu định kỳ hàng tháng (ít nhất là 2 lần/năm) để xác định chó không có những rối loạn chức năng sinh lý trong quá trình điều trị.

Can thiệp bằng phẫu thuật:


Trong trường hợp liệu pháp điều trị bằng thuốc không có tác dụng, cần tới giải pháp phẫu thuật: “sửa” khớp, thậm chí thay hoàn toàn.
Phẫu thuật “Đại tu” khớp chậu- đùi bao gồm: (1) cắt đầu của xương đùi, tạo hình hoặc thay thế; (2) chỉnh sửa ổ cối_ trong giai đoạn đầu của bệnh; (3) thay thế hoàn toàn khớp chậu- đùi. Cần nhấn mạnh rằng, can thiệp bằng phẫu thuật rất có hiệu quả, nhưng đối với những chó to lớn, do khớp luôn luôn chịu tác động của khối lượng cơ thể nên phẫu thuật ít đem lại hiệu quả cao.

 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Dr. giapvet hiện là giảng viên Bộ môn Truyền nhiễm, Khoa Thú Y, Trường Đại Học Nông Nghiệp I Hà Nội. Một giảng viên trẻ, có nhiều triển vọng trong ngành Thú Y, khả năng Anh ngữ xuất sắc.

Hy vọng Dr. giapvet đóng góp nhiều bài viết giá trị như bài trên cho Diễn đàn Vietpet.
 

vetovn

New Member
Cám ơn bài dịch của bạn "giapvet", xin góp thêm một chút về vấn đề này trong việc điều trị phẫu thuật:
- Nếu trường hợp chưa đến độ 3-4 thì hiện nay sử dụng phương pháp khá mới bóc tách các mô viêm (canine hip denervation) nói nôm na là làm vệ sinh vùng viêm. Ưu điểm là đơn giản, dể thực hiện hơn các phương pháp phẫu khác, thú hồi phục nhanh sau khi phẫu, tuy nhiên nhược điểm là có thể bị tái lại một thời gian sau đó. Một người bạn của tôi thực hiện đề tài này cho kết quả rất khả quan.
- Phương pháp phẫu thông thường nhất là cắt bỏ đầu xương đùi (hiệu quả điều trị cao). Nếu chó bị cả 2 chân thì thông thường mổ 1 bên trước rồi mới thực hiện bên còn lại sau 1-2 tháng.
Ngoài ra còn 2 phương pháp khác phức tạp và tốn kém hơn là:
- tái tạo lại ổ xương đùi (tạo 3 đường cắt trên xương chậu rồi nối lại theo góc quay phù hợp với đầu xương đùi).
- đặt đầu và ổ xương đùi nhân tạo (rất tốn kém và hiệu quả không cao)
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
ED- Chứng loạn sản xương khuỷu của chó Elbow dysplasia.

ED- Chứng loạn sản xương khuỷu của chó Elbow dysplasia ( Canine )​

Là tình trạng bất thường về vị trí khớp khuỷu: ổ khớp, dây chằng và các đầu xương khuỷu. Về căn bản, nguyên nhân bệnh do dinh dưỡng và di truyền một số giống chó, đặc biệt là GSD tương tự bệnh loạn sản xương hông trình bày ở trên.




Liên kết bất thường của ổ khớp xương khuỷu của chó- chứng ED​
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
ED- elbow dysplasia- Bệnh loạn sản xương khuỷu thường thấy nhất ở giống chó GSD ( đặc điểm di truyền của giống) thường gây đau đớn, khó khăn vận động và luyện tập. Là nguyên nhân chính gây chứng viêm khớp của GSD.


Theo: German Shepherd Dog
 

hahabibi

Member
Cám ơn các bác đã cung cấp các thông tin thật hữu ích,cho e hỏi là hiện e đang nuôi 1con gsd đực 8tháng rồi,hồi lúc nó 4tháng thì nó có bị biểu hiện 2chân sau rất yếu khi đi bị té 2chân lúc đi cứ quánh qua quánh lại.nhung e cho đi bộ 1 thoi gian thì hết nhưng tới bay giờ e thấy nó bình thường nhưng vẫn còn hơi yếu ko được lanh lẹ cho lắm.ăn uống bình thường đủ chất nhưng an rất ít kém ăn,như thế thì có phải là triệu chứng của loãng xương hong ko!!
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Cám ơn các bác đã cung cấp các thông tin thật hữu ích,cho e hỏi là hiện e đang nuôi 1con gsd đực 8tháng rồi,hồi lúc nó 4tháng thì nó có bị biểu hiện 2chân sau rất yếu khi đi bị té 2chân lúc đi cứ quánh qua quánh lại.nhung e cho đi bộ 1 thoi gian thì hết nhưng tới bay giờ e thấy nó bình thường nhưng vẫn còn hơi yếu ko được lanh lẹ cho lắm.ăn uống bình thường đủ chất nhưng an rất ít kém ăn,như thế thì có phải là triệu chứng của loãng xương hong ko!!
Không nên nhầm lẫn chứng HD&ED ở chó GSD khi chúng còn non dưới 6 tháng tuổi với chứng mềm, loãng, còi biến dạng xương ( sập, hạ bàn ) do chăm sóc kém, thiếu can-xi do kém vận động, thiếu ánh sáng tự nhiên. Nếu chữa khỏi được thì GSD lớn lên sẽ bình thường, không có gì liên quan đến chứng Loạn sản xương hông và xương khuỷu mô tả ở trên( HD&ED).

Cần chụp X-quang để chẩn đoán chính xác và có liệu pháp điều trị thích hợp.

Trao đổi trên Diễn đàn không thay thế được các BSTY phòng mạch.
 
Vậy cho mình hỏi ở Việt Nam làm sao có thể phát hiện bệnh này sớm hay là phải chở đến lúc con chó biểu hiện đi lại khó mới biết là bệnh, không biết trung tâm nào có thể test cái này, bác giapvet cho giúp cái bảng test kiểm tra cho điểm luôn để mọi người có thể căn cứ vào bảng test đó để biết chó mình bị hay không, vì n con chó bị nhẹ mà nó không nói được để chạy chau74 để đến lúc nặng gần như liệt thì thấy chữa chạy khó và phức tạp hơn cho người nuôi nhiều, cảm ơn bác nhiều vì đã dịch tài liệu này ra cho mọi người tham khảo
 

hungvuong1

<font color="Orange"><strong>Chuyên gia huấn luyện
Cảm ơn Dr. Báu về bài dịch hết sức bổ ích (đặc biệt là đối với những thành viên đang nuôi, chơi và sở hữu giống GSD) vì loại bệnh này thường hay rất gặp phải ở giống GSD và khả năng do di truyền của bệnh này chiếm tỉ lệ rất cao.
 
mình cũng đang phát phiền vì chú GSD của mình đây, dc 3 tháng tuổi nhưng 2 chân sau yếu vô cùng đi thì loạng choạng, 2 chân thỉnh thoảng lại đan vào nhau, nhìn mà sốt hết ruột gan. 2 chân trước thì rất khỏe, ăn uống thì rất tôt... vậy là bị làm sao vậy hả các ACE.................
 

minhcuong

Active Member
Không nên nhầm lẫn chứng HD&ED ở chó GSD khi chúng còn non dưới 6 tháng tuổi với chứng mềm, loãng, còi biến dạng xương ( sập, hạ bàn ) do chăm sóc kém, thiếu can-xi do kém vận động, thiếu ánh sáng tự nhiên. Nếu chữa khỏi được thì GSD lớn lên sẽ bình thường, không có gì liên quan đến chứng Loạn sản xương hông và xương khuỷu mô tả ở trên( HD&ED).

Cần chụp X-quang để chẩn đoán chính xác và có liệu pháp điều trị thích hợp.

Trao đổi trên Diễn đàn không thay thế được các BSTY phòng mạch.
Dear bác sỹ GreenVet,

Nhất trí với ý kiến bác sỹ. Theo em hiểu thì hip dysplasia (loạn sản xương hông) và weak pastern (xập chân, hạ bàn) là hai bệnh rất phân biệt.
HD là ở phía hông, chân sau.

Hạ bàn (weak pasterns) xuất hiện ở khỉu chân có thể trước và sau, góc gập quá lớn. Chân đi không có độ đàn hồi.

Ý kiến riêng của em: HD chủ yếu do gien di truyền. nặng phải phẫu thuật chỉnh hình. Tuyệt đối không phối giống chó có biểu hiện HD.
Weak Pastern do cả gien và chế độ, di dưỡng, tập luyện.

Chó bị weak pastern lúc bé, có thể điều chỉnh nhờ tập luyện dinh dưỡng phù hợp. Bệnh quá nặng ở trưởng thành (ngoài 12 tháng) thì không thể cứu chữa, không nên cho phối giống.
 
Con GSD của em được 5 tháng 20 ngày có hiện tượng cứ trời thay đổi thời tiết là chân sau bên phải lại bi đau và co lên đến hôm sau là nó lại bình thường (chỉ vào đúng 1 chân và hôm sau là gần như bình thường), ăn uống tốt... Nếu chạy nhanh thì mới nhấc cả 2 chân sau lên đống thời thôi... không biết e nó làm sao nữa,

PS: nếu muốn chụp phim để xác định xem có phải bị loạn sản xương ED không thì làm ở đâu ạ?
 

khanhdepzai

New Member
chó nhà em là cooker . hôm qua về thì thấy em ý nằm 1 chỗ , không di chuyển đc 2 chân sau và 2 chân trước vẫn bình thường . em không biết là bé bị làm sao . đến bây giờ bé được 4 tháng tuổi rồi . trước hôm bị vẫn chạy nhảy và đi dạo bình thường . ai biết chỗ khám uy tín chỉ em với :( em cảm ơn nhiềuu
 

history1984

Member
Tôi có 1 con rott con >2 tháng tuổi,hồi khoảng 1 tháng thì vẫn thấy nó đi lại bình thường,nhưng khoảng 1 tháng trở lại đây thấy nó không thể đứng thẳng được,đi lại rất khó khăn,tôi có cho uống bổ xung canxi và phơi nắng nhưng vẫn không thấy đỡ...phiền bác sỹ cho tôi hỏi nếu nó không may mắc phải chứng loạn xương hông- xương khuỷu chân thì chi phí phẫu thuật khoảng bao nhiêu ạ.
 

quoccuong04k7

New Member
Tôi rất buồn vì phải tìm đến trang diễn đàn này. Mình đang chăm 1 cún Golden 4 tháng tuổi, ngoan ngoãn, biết nghe lời, đặc biệt nếp ăn nếp ở rất ngoan. Buồn là 1 tháng nay cún bị dệt 2 chân sau, ban đầu là chân phải, rồi đến chân trái, tất cả đều từ việc cún lô đùa với đồ vật, rồi tôi nghe rõ tiếng "rắc", thế là cún nằm vật ra kêu rất đau đớn,tiếp sau đó là không đi lại bằng 2 chân sau được nữa. Rất mong các bạn quan tâm và giúp mình phương pháp điều trị để cún có thể đi lại được.
 

khanhsla1

New Member
Các bS xem giúp em đây đã là bị HD chưa ạ!

Hiện tại cún nhà em bị như thế này! vì em không biết post clip!. Rất mong các BS hay những người có kinh nghiệm giúp em về trường hợp này ạ! . Nó rất lười vận đông chứ không phải em không cho nó vận động. Đi lại nhìn rất khó coi!
Vấn đề ăn uống. ỉa đái của nó vẫn rất bình thường!

https://www.facebook.com/photo.php?v=608410882548703&set=o.152437054947940&type=2&theater
 
Top