• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Kháng sinh điều trị bệnh cho chim Bồ câu.

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Kháng sinh điều trị bệnh cho chim Bồ câu.



Theo yêu cầu của anh em nuôi chim bồ câu, BSGV xin trình bày dưới đây một số kháng sinh thông dụng điều trị bệnh chim bồ câu. Tên thuốc được đưa ra đồng thời tên thương mại ( Trade name ) và tên gốc ( Generic name ) hoặc các loại thuốc tương đương giúp anh em tiện tra cứu hoặc tìm mua.


1. Baytril ( Enrofloxacin): Đây là sự lựa chọn tốt nhất trị bệnh Phó Thương Hàn ở chim Bồ câu : paratyphoid (salmonellosis). Baytril là kháng sinh có phổ diệt các loại vi khuẩn rộng và thấm sâu vào các loại mô bào khác nhau để diệt khuẩn.

Liều dùng 5 mg/ 1 chim/ngày. Pha 250 mg/ 4 lit nước uống.
Liệu trình điều trị với bệnh Phó thương hàn paratyphoid (salmonellosis): 10 ngày.

Lưu ý: Baytril dạng thuốc viên không thể pha với nước uống, dùng liều 1/2 viên Baytril 15 mg/ 1 chim/ 2 lần/ ngày.


2. SaraFlox (Sarafloxacin hydrochloride): Là thuốc gần tương tự như Baytril, hòa tan được trong nước chuyên dùng cho gia cầm.

Gói 15 gam. Liều lượng: Hoà 1 thìa cà-fê thuốc trong 4 lit nước.


3. Amoxicillin : Là loại kháng sinh có phổ diệt khuẩn rộng, tốt thường dùng điều trị bệnh nhiễm các loại vi khuẩn Salmonella, E. coli, Strep và Staphilococus ở chim Bồ câu.

Liều lượng: 50 mg/ 1 chim bồ câu/ ngày. Pha 3 gam ( 3000 mg )/ 4 lit nước.
Liệu trình điều trị: 5-10 ngày.



4. Cephalexin : Là một loại kháng sinh cũng có phổ diệt khuẩn rộng, sử dụng như amoxicillin. Tuy nhiên phổ diệt khuẩn nhẹ hơn amoxicillin.


Liều lượng và cách dùng: Như amoxicillin.

5. Trimethoprim/sulfa : Loại thuốc dùng kết hợp tốt với kháng sinh khi vi khuẩn đã nhờn với thuốc kháng sinh thì nó có hiệu quả hơn.


- Liều dùng : 30 mg / 1 chim/ 1 ngày – Pha 1500 mg/ 4 lít nước.
- Liệu trình điều trị : 7-14 ngày.


6. Nitrofurans (NFZ, Furacin,...): Không những có thể diệt vi khuẩn mà còn tác dụng diệt một mà con diệt cầu trùng khi đã kháng thuốc. Có thể dùng trị bênh cho bồ câu khi cần đổi thuốc.


Liều dùng: 1 thìa cà-fê NFZ pha trong 4 lít nước.
Liệu trình điều trị: 5-7 ngày.


7. Erythromycin (Gallimycin): Kháng sinh có phổ hẹp, dùng khi chim bị viêm nhiễm đường hô hấp, đặc biệt viêm do nhiễm các chủng Mycoplasma. Khó có thể thấy được nồng độ thuốc này trong máu vì nó bị thải nhanh trong cơ thể.


- Liều dùng : 50 mg / chim/ngày. Pha 1,5 - 3 gram (1500 - 3000 mg ) / 4 lít nước.
- Liệu trình: 7-10 ngày.


8. Lincomycin : Tương tự như Erythromycin cả về cách dùng và liều lượng.

9.Tylosin : Tương tự nhưng hiệu quả hơn Erythromycin và Lincocin. Đặc biệt tác dụng mạnh với Viêm nhiễm đường hô hấp do Coryza khi kết hợp với tetracycline ( dùng đủ liều của cả hai loại thuốc ).


Liều lượng và cách dùng như Erythromycin.


10. Tetracyclines [Tetracycline, Chlortetracycline (Aureomycin);Oxytetracycline
(Terramycin): Đặc trị viêm nhiễm đường hô hấp. Rất tốt khi dùng kết hợp với Tylosin. Vài trường hợp kiểm soát đượcnnhhiiêễmm khuẩn nặng hô hấp nhưng chỉ là tỷ lệ thấp trừ phi các loại kháng sinh khác đã bị nhờn với vi khuẩn.

- Liều dùng: 60-75 mg/ 1 chim/ ngày – Pha 600 -1500 mg / 4 lít nước.
- Liệu trình: 7-14 ngày.


11. Doxycycline : Một dạng khác của tetracycline - phổ thấp hơn, thải trừ chậm trong cơ thể chim nên dùng liều thấp hơn.

- Liều dùng : 10-50 mg/ chim. ngày – Pha 500 -1000 mg / 4 lít nước.


* Chú ý : Khi dùng tetracyclines và nhóm thuốc tương đương cần phải ngưng ngay bổ sung can-xi hoặc các thức ăn giàu can-xi : đá vôi, vỏ sò hến, khoáng chất... vì thuốc có thể gây kết tủa can-xi và can-xi cũng làm giảm tác dụng của thuốc.
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Mua tại Hiệu thuốc Tây vỉ 10 viên:

- Kháng sinh Amoxicillin: ngoại nhập 1.500VND/viên 500mg

- Kháng sinh Tetracyclines: nội 300VND/viên 500mg​
 

seal203

Member
Mua tại Hiệu thuốc Tây vỉ 10 viên:

- Kháng sinh Amoxicillin: ngoại nhập 1.500VND/viên 500mg

- Kháng sinh Tetracyclines: nội 300VND/viên 500mg​
Góp chút KN nhỏ kháng sinh thường dạng nhộng như tetra chẳng hạn tương đối rẻ nên chúng ta có thể đổ bớt còn 1/3 ->1/4(mình dùng 1/2 cũng ok chim 2 tháng tuổi) rồi đóng nắp lại thắm chút nước nhét cho chim uống trực tiếp đở gây đắng cho chim vì đa số các loại này đều rất đắng, chim ít sợ hãi hơn (vì dùng bơm chim vừa bị đè lại vừa bị đắng nữa hic hic).
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Hehe, anh lại nghĩ và làm khác em à! Sao em biết là chim cảm nhận được vị đắng :thingking: :D ? Hé mỏ bơm thuốc hay banh miệng nhét thuốc thì chim sợ cái nào hơn :thingking: :)) ? Nhét thuốc xong thì cũng phải bơm nước cho nó thôi :thingking: ?

Nói vui thôi, chữa bệnh đậu mình thường làm thế này: viên thuốc Tetracycline 500mg tháo ra pha 24cc nước (2 ống chích nước) lắc đều bơm cho 2 em mỗi em 1ống (dùng ống chích vừa phải loại 12cc, gắn thêm 1 đoạn ống dẻo mềm 4 -5cm dùng để truyền nước biển) -nghĩa là mỗi em 250mg/ngày (liều ít quá không ép phê), mình đã test nhiều rồi thấy chim không bị gì :D :p.

Khi bơm thì hé miệng chim rồi đưa ống nhựa mềm vào miệng qua khỏi lỗ khí quản của chim để chim không bị sặc rồi bơm nhẹ thẳng vào bầu diều luôn, làm quen bạn sẽ thấy thật êm :D ;) ! Bơm liên tục 7 ngày rồi ngưng. Vừa bơm thuốc vừa thoa thuốc kháng viêm lên mục trái. Xem tình hình nếu không khả quan thì lập lại lần nữa.


Góp chút KN nhỏ kháng sinh thường dạng nhộng như tetra chẳng hạn tương đối rẻ nên chúng ta có thể đổ bớt còn 1/3 ->1/4(mình dùng 1/2 cũng ok chim 2 tháng tuổi) rồi đóng nắp lại thắm chút nước nhét cho chim uống trực tiếp đở gây đắng cho chim vì đa số các loại này đều rất đắng, chim ít sợ hãi hơn (vì dùng bơm chim vừa bị đè lại vừa bị đắng nữa hic hic).
 

seal203

Member
Hehe, anh lại nghĩ và làm khác em à! Sao em biết là chim cảm nhận được vị đắng :thingking: :D ? Hé mỏ bơm thuốc hay banh miệng nhét thuốc thì chim sợ cái nào hơn :thingking: :)) ? Nhét thuốc xong thì cũng phải bơm nước cho nó thôi :thingking: ?

Nói vui thôi, chữa bệnh đậu mình thường làm thế này: viên thuốc Tetracycline 500mg tháo ra pha 24cc nước (2 ống chích nước) lắc đều bơm cho 2 em mỗi em 1ống (dùng ống chích vừa phải loại 12cc, gắn thêm 1 đoạn ống dẻo mềm 4 -5cm dùng để truyền nước biển) -nghĩa là mỗi em 250mg/ngày (liều ít quá không ép phê), mình đã test nhiều rồi thấy chim không bị gì :D :p.

Khi bơm thì hé miệng chim rồi đưa ống nhựa mềm vào miệng qua khỏi lỗ khí quản của chim để chim không bị sặc rồi bơm nhẹ thẳng vào bầu diều luôn, làm quen bạn sẽ thấy thật êm :D ;) ! Bơm liên tục 7 ngày rồi ngưng. Vừa bơm thuốc vừa thoa thuốc kháng viêm lên mục trái. Xem tình hình nếu không khả quan thì lập lại lần nữa.

Với thao tác này em đã làm rất thường cho gà và cu gáy, hi há miệng chim ra ta dùng 1 ngón tay chặn nhẹ nơi thành miệng, thấm nhẹ viên thuốc vào nước và với cấu tạo của vỏ nhộng viên thuốc trở nên rất trơn(ta cầm còn tuột lên tuột xuống nhét vào sẽ tự chui tọt vào trong cũng chả cần bơm nước chim tự uống nước, mọi việc diễn ra chưa đầy 3s :D. Em nghĩ về chim cảm nhận vị đắng là tất yếu vì loài chim cũng có giác quan này.(anh cứ thử 1 ly nước muối và 1 nước thường xem thế nào. :thingking:
 

seal203

Member
Viên thuốc con nhộng mà cho uống kiểu đó rất nguy hiểm, mình đã cho uống kiểu đó rồi, kết quả là có một lần viên con nhộng dính vào đây đó trong họng chim là nó ho khạc suốt đêm luôn. Viên thuốc con nhộng các ban cứ dinh nước vào tay rồi cầm lấy nó thử coi, nó trở thành keo dinh luôn ấy chứ. Tốt nhất là hòa với nước bơm bằng kim tiêm kia, nó nhỏ và dễ bơm lắm.
Em biết tại sao rồi tại anh DƯơng thấm nước để quá lâu thôi, anh nên cố định miệng chim rồi hãy thấm nước nhét đảm bảo cực kỳ gọn (hôm nào ghé nhà em làm cho coi). Thôi thì mỗi người quen 1 kiểu vậy, hôm ghé nhà anh 13 anh cho chim chơi luôn 500mg chả có bơm biết gì cả :(. Vẫn chạy tốt :D
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Các bạn chú ý nhé! Uống thuốc Tây nhất là kháng sinh, đừng quên bơm thêm nước cho chim các bạn nhé!

Hãy đọc 1 đoạn trích dẫn này dành cho người nhưng mình nghĩ cũng đúng với chim câu :) :

NÊN UỐNG THUỐC VỚI NHIỀU NƯỚC

Đối với đa số các loại thuốc viên, nên đưa thuốc vào đường tiêu hóa với nhiều nước. Khi uống thuốc với nhiều nước, chúng ta đã tạo ra một dung dịch thuốc được pha loãng có thể tích lớn trong dạ dày, tạo nên áp suất lớn, làm độ rỗng của dạ dày diễn ra nhanh hơn. Điều đó có nghĩa là thời gian thuốc lưu lại tại dạ dày ngắn và dung dịch thuốc được nhanh chóng trôi xuống ruột - vị trí hấp thu tối ưu với đa số các loại thuốc uống.

Khi uống thuốc với một lượng lớn nước lọc, dung dịch tạo nên thường là nhược trương, lúc đó xu hướng chuyển nước từ trong lòng ống tiêu hóa vào mạch máu tăng lên nên sự hấp thu thuốc vào máu tốt hơn. Uống thuốc với nhiều nước sẽ giúp thuốc tiếp cận với bề mặt của ống tiêu hóa nhiều hơn, tức làm tăng diện tích tiếp xúc nên thuốc được hấp thu nhanh hơn vào máu, hiệu quả điều trị của thuốc được kịp thời.

Lượng nước uống kèm với thuốc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hấp thu thuốc của cơ thể. Trong đa số trường hợp, việc uống thuốc với nhiều nước sẽ giúp thuốc được hấp thu nhanh hơn. Đối với những thuốc có độ tan kém, không những lượng nước uống kèm làm tăng độ tan cho thuốc, mà còn giúp thuốc hấp thu nhanh và triệt để hơn.
Trích dẫn từ web Bộ Y Tế -Nên uống thuốc với nhiều nước

Thuốc là con dao 2 lưỡi, :shame on you: đừng chủ quan muốn cho uống liều lượng thế nào cũng được nhé! Tetracycline thì có thể tạm chấp nhận được vì mức hấp thu thuốc thấp, lượng thuốc dư thừa sẽ bị bài tiết ra ngoài nhưng khi sử dụng Amoxicillin thì coi chừng hối hận không kịp khi dùng quá liều, nhất là mấy em chim kiểng đắc tiền :p !
 

seal203

Member
Không ai nói là quen hết, ngay kể cả con nít mà người mẹ còn có thể làm sặc thuốc. Đừng nghĩ tay nghề anh kém mà để chuyện không hay xảy ra, chỉ có một lần đó mà mình lo lắng ân hận mãi nên chia sẻ cùng mọi người thôi. Thấy mọi người chủ quan dẫn đến con chim có thể bị trả giá cho cái chủ quan của mình.
Thuốc viên mà người ta còn nghiền nhỏ hòa với nước rồi mới bơm cho chim, huống chi là thuốc con nhộng. Bữa em không ghé quán 12 coi tui chích ngừa cho chim, đảm bảo nhìn còn nghề hơn cả thú y ấy chứ :)) .
ý kiến của bản thân thì mình truyền đạt lên cho mọi người, tham khảo hay không thì tùy >:D<

Đối với chim lớn chỉ cần một mình, tui bơm một cái rẹt, chim không dãy được một cái luôn đó. :blusshing:
Ủa em có câu nào nói tay nghề anh kém đâu nhỉ :thingking: . Ngày xưa khi còn nuôi gà đá nhất là gà đòn để tập thể lực cho gà phải cho gà uống nước đầy bầu diều vào mỗi tối nên việc nhét thuốc hay bơm thuốc không là quá khó. Cái này chắc anh taitainunu làm "nghề" dữ lắm nè đúng không anh taitainunu :D.
 
thiệt ra là nhét thuốc hay bom thuốc cái nào cũng được biết làm là được thôi , nhét thuốc thì phải lẹ tay cầm viên thuốc chấm nước cái nhét liền là ok , còm bom thuốc thì cũng hay pha thuốc ra sẳng bom vào diều với 1 lượng nước thì rất tốt cho chim , nhưng bom thuốc mà pha thì hay bi trường hợp chim nôn ói ra chắc có lẻ vì thuốc đắng hay sao minh không biết mình bị vài lần nên mình pha thêm một ít cám trứng ngửi rất thơm và bơm cho chim là ok hii . Có chút ít hiểu biết xin chia sẻ cùng anh em
 
Top