• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Tổng quan về Bệnh và Sức khoẻ của chim Bồ câu.

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
LÀM GÌ ĐỂ TRÁNH CHIM NUÔI CẢNH NHIẼM CÚM GIA CẦM H5N1?



1. Ở vùng chưa có công bố dịch cúm Gia cầm :

- Không thể chủ quan, tránh xa nơi chợ búa có bán và giết mổ các loại gia cầm, thủy cầm. Đặc biệt không dùng nguồn nước tự nhiên: sông ngòi, ao hồ có nuôi thủy cầm hoặc có chất thải, nước thải sau khi giết mổ gia cầm.
- Không mua gia cầm, thủy cầm về nhà tự giết mổ.
- Chim nuôi mới mua về , hoặc chim không rõ nguồn gốc không được nuôi cùng với chim đang nuôi. Phải nuôi cách ly ở nơi khác và không cùng người chăm sóc với chim đang nuôi.
- Các nguồn thức ăn chim nuôi : cám, hoa quả, côn trùng... không lấy từ nơi có hiện tượng gia cầm, thủy cầm ốm, chết.

2.Trong vùng công bố có dịch cúm gia cầm của Cơ Quan Thú Y :

- Buộc phải tuân theo Pháp lệnh Thú Y về các biện pháp xử lý chống dịch và dập tắt dịch do chính quyền địa phương yêu cầu.
- Không nên "sơ tán" đi các vùng chưa có dịch Cúm gia cầm, có thể sẽ làm lây lan rộng , tạo các ổ dịch mới.
- Phải báo tin khẩn cấp cho Cơ quan Thú y sờ tại khi chính những con chim đang nuôi ốm và chết.Không tiếp xúc với xác chim chết và các chất thải của chim chết.
- Không "thi chim" hoặc thi" thả chim" tại các vùng có công bố Dịch cúm gia cầm.


Bài viết đã đăng trên http://www.aqua-birdvn.com/forums/showthread.php?t=15169


Bác sỹ Thú Y Hoàng Ngọc Báu.​
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bệnh đầy diều dịch xanh của chim bồ câu.

Bệnh đầy diều dịch xanh của chim bồ câu.

Bồ câu, đặc biệt bồ câu non đến kỳ ăn dặm ( 12-14 ngày tuổi ) thường ốm bệnh và chết do lây nhiễm một số loại virus và vi khuẩn gây hại như Adenovirus và vi khuẩn E. Coli. Adenovirus type 1 phá hủy tế bào thành ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn E. Coli phát triển sinh ra nội độc tố thấm vào máu gây bại huyết, rối loạn toàn thân và tử vong sau đổ bênh 4-5 ngày.


Triệu chứng bệnh:

* Chướng, đầy hơi diều. Tiêu hóa kém, ăn ít hoặc bỏ ăn. Chậm tiêu hoặc không tiêu thức ăn.
* Nôn ói.
* Uống nhiều nước nhưng không tiêu , hay lắc đầu bắn ra nhớt màu xanh lá cây hoặc xanh vàng.
* Tử vong.

Điều trị bệnh:

Ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên của chim non cần điều trị liên tục 7-8 ngày bằng thuốc THERAPRIM ( Pha 1 gói thuốc bột trong 2 lít nước uống ) và TRICHO PLUS ( Pha 1 gói thuốc bột trong 1 lít nước uống ). Đồng thời trộn kèm men tiêu hóa Probiotics vào thức ăn 2 thìa canh cho 2 kg thức ăn để chống loạn khuẩn đường ruột.

Để kích thích kháng thể cục bộ và tăng sức đề kháng đường ruột có thể dùng 2 - 3 / tuần thuốc ECOCURE (pha 10 ml/L nước uống)

Điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý : Giảm thức ăn giàu protein, khó tiêu.



Gan của bồ câu nhiễm adenovirus I - ảnh chụp dưới kính hiển vi điện tử.

 

Mario Vo

Member
Phòng bệnh bồ câu !

- Chú Greenvet-hanoi cho cháu hỏi ?
+ Vì sao bồ câu con thường hay bị nổi trái , cách phòng và trị bệnh
+ Có thuốc nào trộn vào thức ăn giúp tăng sức đề kháng và phòng bệnh bồ câu hiệu quả
- Xin cảm ơn chú rất nhiều .
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
- Chú Greenvet-hanoi cho cháu hỏi ?
+ Vì sao bồ câu con thường hay bị nổi trái , cách phòng và trị bệnh
+ Có thuốc nào trộn vào thức ăn giúp tăng sức đề kháng và phòng bệnh bồ câu hiệu quả
- Xin cảm ơn chú rất nhiều .
Xin bạn thứ lỗi vì tôi không rành tiếng Nam nên không hiểu " nổi trái" là gì? Bạn có thể mô tả cụ thể bệnh và nếu có hình chụp càng tốt. Sau khi hiểu, tôi có thể tham khảo tài liệu, hoặc trao đổi với những người nuôi chim lâu năm để phục vụ bạn.

Còn thuốc trộn thức ăn tăng sức đề kháng của chim, tôi sẽ có bài chi tiết một ngày gần đây.

Mong hồi âm.
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Bệnh nổi Trái ở bồ câu,

Hi anh Greenvet-hanoi,
Em xin góp chút kinh nghiệm về bệnh nổi trái ở chim bồ câu:

Bệnh nổi trái ở chim bồ câu (cách gọi trong Nam) có biểu hiện là trên mép miệng, đầu, mắt, chân, cánh, hậu môn hay thân mình chim nổi lên những mụt ghẻ, càng ngày càng phát triển to ra giống mụt cóc. Thông thường bồ câu con hay bị bệnh này.

Khi mắc bệnh này nếu nổi ít hay nổi lúc chim bắt đầu biết bay thì khi chim có thể bay ra khỏi chuồng, những mụt trái cũng sẽ tự khô và rụng đi.
Nếu nặng và không được chăm sóc, chúng sẽ chết khi trái đầy mép miệng hay hậu môn.

Thông thường Trái nổi nhiều vào mùa nắng nóng và vệ sinh chuồng trại kém.

Cách trị của em: (không biết có đúng bài lắm không :) )
Khi phát hiện chim con nổi trái,
+ Em mua thuốc ngoài da (thuốc dep) bôi ghẻ dùng cho người thoa lên chổ nổi trái ngày vài lần. Cho uống vitamin C.
+ Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, pha tí nước muối rửa cho chim con.
+ Thay đổi tỉ lệ thức ăn: giảm bắp hột, tăng đậu xanh. Cách này trong Nam gọi là cho chim ăn cho mát.

Nói chung, em thấy là phòng bệnh hơn chữa bệnh: chuồng trại lúc nào cũng sạch sẽ, cho chim tắm nắng, tắm nước, ăn uống đầy đủ thì ít bị bệnh tật.

Đối với bồ câu đua, một con chim mà đã bệnh nặng rồi dù có qua khỏi cũng khó có hi vọng bay tốt được!
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Hi anh Greenvet-hanoi,
Em xin góp chút kinh nghiệm về bệnh nổi trái ở chim bồ câu:

Bệnh nổi trái ở chim bồ câu (cách gọi trong Nam) có biểu hiện là trên mép miệng, đầu, mắt, chân, cánh, hậu môn hay thân mình chim nổi lên những mụt ghẻ, càng ngày càng phát triển to ra giống mụt cóc. Thông thường bồ câu con hay bị bệnh này.

Khi mắc bệnh này nếu nổi ít hay nổi lúc chim bắt đầu biết bay thì khi chim có thể bay ra khỏi chuồng, những mụt trái cũng sẽ tự khô và rụng đi.
Nếu nặng và không được chăm sóc, chúng sẽ chết khi trái đầy mép miệng hay hậu môn.

Thông thường Trái nổi nhiều vào mùa nắng nóng và vệ sinh chuồng trại kém.

Cách trị của em: (không biết có đúng bài lắm không :) )
Khi phát hiện chim con nổi trái,
+ Em mua thuốc ngoài da (thuốc dep) bôi ghẻ dùng cho người thoa lên chổ nổi trái ngày vài lần. Cho uống vitamin C.
+ Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, pha tí nước muối rửa cho chim con.
+ Thay đổi tỉ lệ thức ăn: giảm bắp hột, tăng đậu xanh. Cách này trong Nam gọi là cho chim ăn cho mát.

Nói chung, em thấy là phòng bệnh hơn chữa bệnh: chuồng trại lúc nào cũng sạch sẽ, cho chim tắm nắng, tắm nước, ăn uống đầy đủ thì ít bị bệnh tật.

Đối với bồ câu đua, một con chim mà đã bệnh nặng rồi dù có qua khỏi cũng khó có hi vọng bay tốt được!
Nếu tôi không nhầm thì bệnh mô tả trên là bệnh Đậu do virus, nguyên nhân ẩm ướt, vệ sinh chuồng trại kém, ngoài ra muỗi, mò và ký sinh trùng, côn trùng cắn đốt cũng truyền lây mầm bệnh.

BSGV sẽ có bài chi tiết về bệnh này phục vụ anh em mê chim bồ câu.



Bệnh Đậu chim Bồ Câu ( Pigeon pox )
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bệnh Đậu Chim Bồ Câu.

Bệnh Đậu Chim Bồ Câu.

(Pigeon pox )


Bệnh Đậu Chim Bồ Câu do một chủng pigeon pox virus thuộc họ avipoxvirus gây bệnh nghiêm trọng cho khoảng 60 loài chim và gia cầm có ở khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt các loại chim cảnh: chim hót, bồ câu, hải âu, vẹt...rất dễ mắc bệnh.

Các mụn đậu nổi lên nhiều phần không có lông hoặc chưa mọc lông : mỏ, mép, quanh mắt, đùi, chân..thậm chí mụn đậu mọc trong thanh quản, khí quản. Có hai dạng mụn: khô và loét sùi, ướt do các nhiễm trùng kế phát.

Bệnh gây khó chịu cho chim, với chim non tử vong cao do khó ăn, khó nuốt hoặc nhiễm trùng máu do vi khuẩn kế phát. Chim lớn khỏi bệnh giảm khả năng bay và đua.

Phương thức lây lan:

Trực tiếp do tiếp xúc với bồ câu bệnh. Do muỗi truyền virus đậu từ chim này sang con khác. Các nhà khoa học xác nhận có trên 10 giống muỗi có khả năng mang truyền virus đậu cho chim bồ câu và các loại chim khác. Ngoài ra dụng cụ nuôi, lông chim, bụi bẩn, mò rận... cũng là các nhân tố trung gian lây bệnh.

Triệu chứng:

Giảm sút sức khỏe, gày yếu, ngưng đẻ trứng hoặc đẻ trứng non vỏ mềm. Khó nuốt, bỏ ăn, kém linh hoạt đặc biệt khả năng nhìn quan sát của đôi mắt. Viêm da và nổi nhiều mụn đậu ở quanh mắt, mép mỏ, vòm họng và cá nơi không có lông hoặc chưa mọc lông khác.

Mụn đậu có 2 dạng khô và ướt. Dạng ướt: dịch nhớt vỡ ra có dịch hồng do nhiễm trùng kế phát. Dịch nhớt chứa rất nhiều virus làm lây lan nhanh trong đàn bồ câu, đặc biệt bồ câu non. Mụn kho : nhám, sùi ráp, sau khỏi 2- 4 tuần, để lại sẹo.

Mụn đậu trong than quản, khí quản, phổi gây khó thở, khó nuốt, dịch nhớt trắng vàng trong miệng. Dễ gây tử vong ch bồ câu.

Điều trị :

Không có thuốc đặc trị virus đậu. Chủ yếu điều trị triệu chứng, chống nhiễm trùng kế phát. Các vết nốt đậu trong miệng, họng rửa bằng dung dịch Iodine Lugol. Lau rửa mắt bằng dung dịch 1-2% saline.

Sát trùng , bôi mỡ kháng sinh cho các nốt đậu bị lóet, nhiễm trùng kế phát.

Phòng bệnh:

Kiểm soát việc tiếp xúc với bồ câu hoặc gia cầm khác : gà vịt có khả năng nhiễm bệnh.
Giữ vệ sinh ổ chim, chuồng và dụng cụ chăn nuôi. Bảo đảm khô, sạch, hạn chế muỗi đốt bồ câu.
Trên thế giới đã có vaccine đa giá phòng bệnh đậu Bồ câu: RECOMBINANT PIGEON POX VIRUS VACCINE.

Nguồn : http://www.michigan.gov/dnr/0,1607,7...6362--,00.html




 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Tôi xin có mẹo nho nhỏ chữa bệnh đậu cho chim bồ câu :

--- PHÒNG BỆNH & CHỮA TRỊ .

--- Trước hết tôi xin mạn phép BÁC SỸ , tôi có mẹo nho nhỏ chữa chim bồ câu bị mắc bệnh đậu :
++ Điều đầu tiên ta vệ sinh chuồng trại sạch sẽ khô ráo thoáng mát về mùa hè , kín gió về mùa đông
++ Dùn thuốc giặt màn FENDONA , 1 Gói / 6 lít nước phun khắp chuồng trại nơi chim ở ,1 tháng 2 lần ,sau dó 2 tháng 1 lần .
++ Thời gian đầu để diệt tận gốc CÁC LOẠI KÝ SINH TRÙNG LÀ TÁC NHÂN LÂY TRUYỀN BỆNH ta phun nhẹ [ phun bụi sương mù qua 1 lần ] vào 2 âu cánh , thân & lưng chim , lưu ý khi phun tránh đầu mặt chim ra . Đối với chim đang ấp & nuôi con nhỏ ko được phun vào bụng & âu cánh dưới chim bố mẹ chỉ được phun vào lưng & âu cánh trên . Khi phun vào chuồng phải bỏ trứng & chim non ra khỏi chuồng rồi mới được phun , phun xong sau 10 phút ta lại cho trứng & chim non trở lại . Những lần phun sau ta chỉ phun chuồng trại ko phải phun vào chim nữa .
++ Nghiêm cấm ko để chim non tắm rễ bị cảm lạnh , thì nguy cơ mắc bệnh rất cao .

--- CÁCH CHƯA TRỊ .

...Tách riêng chim bị bệnh ra xa chỗ chim khoẻ mạnh
+ CÁCH 1 ; Ta cho uống thuốc Erythra ,liều uống , 3 lần / ngày ,uống liền 5....7 ngày & bôi thuốc Colyre bleu lên mụn sau 5 đến 7 ngày mụn se miệng sẽ khỏi .
+ CÁCH 2 ; Nhét vào diều chúng thuốc TETRACYCLIN ngày 2lần mỗi lần 2 viên dùng liên tục từ 7... 10 ngày . Dùng muỗng đong bột trẻ em đong 2 muỗng cám cò pha với 30 cc nước sôi để cho nở hết cám cò ,ta để nguội xuông còn khoảng 35 độ,,,,38 độ C ,[ ko được để nguội quá làm thân nhiệt chim hạ thức ăn khó tiêu ] dùng xi lanh bơm vào diều chim . [Tôi sẽ có ảnh minh hoạ ] sau 5 đến 7 ngày chim sẽ khỏi . Đối với chim bị đậu họng , đậu hàm sau 7 đến 10 ngày chim sẽ khỏi .
ĐƯỜNG TRUYỀN ..... intenet ... bị nghẽn quá tôi ko gửi được ánh lên để minh hoạ .
Tôi sẽ đưa ảnh lên sớm nhất .
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Rất cám ơn HOANGHUNG_HP với các kinh nghiệm thực tế bổ ích cho anh em nuôi bồ câu để phòng, trị bệnh đậu nguy hiểm.
 
SỨC KHỎE


Vắc-xin H5N1 do Việt Nam sản xuất: An toàn, ổn định khi thử nghiệm trên người
01:20:32, 22/08/2008Nam Sơn


Kiểm định vắc-xin phòng cúm A H5N1 tại Công ty vắc-xin và sinh phẩm số 1 - Ảnh: Nam Sơn
Hôm qua, 20.8, Vụ Khoa học và Đào tạo (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc liên quan đến đề tài nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (trên người) vắc-xin H5N1 Fluvax do Công ty vắc-xin và sinh phẩm số 1 (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư) sản xuất.


Đại diện đơn vị nghiên cứu, PGS-TS Đoàn Huy Hậu, Chủ nhiệm khoa Dịch tễ (Học viện Quân y) cho biết: "Giai đoạn một của nghiên cứu thử nghiệm vắc-xin H5N1 trên người đã hoàn thành, chúng tôi đang làm thủ tục để báo cáo nghiệm thu. Ở giai đoạn này, vắc-xin được tiêm trên 30 người tình nguyện từ 20 - 40 tuổi; trong đó, có 7 nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu. Mỗi người tình nguyện đã được tiêm đủ hai mũi, cách nhau 28 ngày. Cho đến nay, tất cả các trường hợp tham gia đều không có phản ứng phụ nghiêm trọng, khẳng định tính an toàn của vắc-xin. Các mẫu máu của người tiêm được lấy ở những thời điểm khác nhau để xét nghiệm cho thấy, người được tiêm có đáp ứng miễn dịch tốt. Điều này chứng tỏ khả năng bảo vệ của vắc-xin trước vi-rút cúm H5N1".

Theo TS Nguyễn Tuyết Nga, Trưởng phòng Công nghệ cao của Công ty vắc-xin và sinh phẩm số 1 (Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư): Việc nghiên cứu vắc-xin phòng cúm A H5N1 bắt đầu từ năm 2004. Chủng vi-rút cúm H5N1 sản xuất vắc-xin Fluvax đã được quốc tế công nhận. Chủng này được phân lập từ bệnh nhân VN mắc cúm H5N1 từ khi vụ dịch đầu tiên xuất hiện. Vi-rút sản xuất vắc-xin là vi-rút tái tổ hợp giảm độc lực, được nuôi cấy trên tế bào thận khỉ. Các vi-rút này phải được tinh khiết, "làm sạch" trước khi đưa vào sản xuất vắc-xin. Vắc-xin phòng cúm A H5N1 Fluvax cũng đã được kiểm định về độ ổn định của chất lượng - yếu tố quan trọng đảm bảo hiệu quả của vắc-xin cho người tiêm.

Sau khi được nghiệm thu giai đoạn một, theo quy định, vắc-xin cúm H5N1 sẽ tiếp tục được thử nghiệm giai đoạn hai trên người tình nguyện với số lượng lớn hơn. Nếu được Bộ Y tế chấp thuận, giai đoạn hai sẽ bắt đầu từ tháng 9-10 này và thực hiện trong 4-5 tháng. Sau khi hoàn thành giai đoạn hai với kết quả tiếp tục khẳng định an toàn, hiệu quả, vắc-xin Fluvax sẽ đủ điều kiện nộp hồ sơ xin cấp phép lưu hành.

Công ty vắc-xin và sinh phẩm số 1 cho biết: nếu được phép sản xuất đại trà, năng lực sản xuất của công ty có thể đạt vài triệu liều/năm với giá thành phù hợp với người VN, khoảng 30.000-40.000đ/mũi tiêm. Ngay cả khi vi-rút cúm H5N1 có biến đổi, công nghệ sản xuất cũng cho phép sẵn sàng sản xuất vắc-xin với chủng mới.

Nam Sơn
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Tổng quan về Bệnh của chim Bồ câu.

Tổng quan về Bệnh của chim Bồ câu.

Người đam mê nuôi chim bồ câu gặp không ít rắc rối khi bồ câu mắc bệnh, chết hoặc không đủ sức khoẻ sinh sản, làm giống hoặc bay đua. BSGV xin liệt kê các bệnh bồ câu dễ mắc dưới đây. Chi tiết về căn nguyên, phòng trị từng bệnh sẽ được tiếp tục sau bài viết "Tổng Quan" này.

1. Bệnh Viêm loét miệng Canker (Trichomonas Gallinae)
2. Bệnh Cầu trùng Coccidiosis.
3. Bệnh do E. Coli (Collibacillosis)
4. Bệnh sưng một mắt One Eye Colds
5. Bệnh Phó Thương hàn Paratyphoid (Salmonellosis)
6. Bệnh Đậu Pigeon Pox
7. Bệnh do PMV-1(Paramyxovirus)
8. Bệnh ký sinh trùng máu Pigeon Malaria.
9. Bệnh Viêm đường hô hấp Respiratory infections
10.Bệnh nôn ói chua, uống nhiều nướcSour Crop
11.Bệnh Nội ký sinh trùng: giun sán.
12. Bệnh Ngoại ký sinh trùng: ghẻ, mò ,rận
13. Bệnh thiếu Vitamine& Khoáng chất.



 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bệnh viêm sưng một mắt ở bồ câu.

Bệnh viêm sưng một mắt ở bồ câu.
( One Eye Colds )

Nguyên nhân :

Do tổn thương hoặc dị vật vào mắt gây nhiễm trùng. Khác với người, ít khi gây viêm nhiễm sang mắt kia, chỉ bị ở một mắt.

Triệu chứng:

Ban đầu chảy nước mắt trong rồi đặc dần, dính làm bết lông xung quanh vùng mắt viêm. Dịch viêm dính chuyển sang màu vàng, bẩn.

Điều trị:

Dùng nước muối sinh lý NaCl 0,9 % rửa mắt nếu phát hiện chảy nước trong hoặc có dị vật để đào thải dị vật. Dùng mỡ tra mắt Terramycin bôi hàng ngày sẽ chống được nhiễm trùng, khỏi bệnh sau vài ngày điều trị.

Có thể pha Tiamutin với nước thành dung dịch 12.5% thay nước uống hàng ngày trường hợp đàn có nhiều con bị sưng một mắt.

Bệnh dễ chữa, nhưng cần điều trị sớm và khỏi nhanh trong vòng 24-48 giờ để tránh khuyết tật, ảnh hưởng khả năng nhìn, phản xạ mắt của bồ câu. Đặc biệt với bồ câu đua, quan sát và định hướng bay.



Mỡ tra mắt Terramycin





Giữ gìn con mắt bồ cấu trong sáng !
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Vitamin và nguồn cung cấp vitamin cho chim bồ câu.

Vitamin và nguồn cung cấp vitamin cho chim bồ câu.


Vitamin là các chất cơ thể không thể tự tổng hợp được mà phải tiếp nhận thường xuyên từ bên ngoài, tuy chỉ cần một lượng nhỏ ("Vi" là " nhỏ" ) nhưng vitamin không thể thiếu được cho sinh trưởng, phát triển và miễn dịch của cơ thể
.

Phần tóm tắt khái quát dưới đây giúp các chủ nuôi hiểu tầm quan trọng của vitamin và bổ sung vitamin trong khẩu phần ăn của chim bồ câu.



1. Vitamin A :

Kích thích sinh trưởng cho chim non, trợ giúp khả năng miễn dịch, kháng bệnh. Bảo đảm ổn định khả năng sinh sản, hình thành trứng của bồ câu.

Nguồn cung cấp: Hạt đậu xanh, ngô vàng, Cà-rốt, rau xanh và dầu gan cá.


2. Vitamin B1:

Bồ câu cần B1 để chuyển hoá carbonhydrat thành glucogen dự trữ trong gan. B1 kích thích tiêu hóa, ngon miệng và thăng bằng các hoạt động của hệ thần kinh. Giúp quá trình tạo xương vững chắc cho bồ câu.

Nguồn cung cấp: Cám gạo ( hạt gạo chưa xát trắng ), hạt đậu xanh, hạt lúa mì.

3. Vitamin B2:

Giúp hoàn thiện quá trình chuyển hóa Protein, Glucid và chất béo. Bảo đảm chức năng hệ thần kinh linh hoạt, trợ giúp quá trình hình thành phôi thai trong kỳ ấp trứng.

Nguồn cung cấp: Tương tự như các loại thức ăn có B1: Cám gạo ( hạt gạo chưa xát trắng ), hạt đậu xanh, hạt lúa mì, ngoài ra còn có trong rau đậu, ngũ cốc.

4. Vitamin B6 và B10:

[FONT=Verdana, Arial, Helvetica][FONT=Verdana, Arial, Helvetica]Vitamin B6 (Pyridoxine)[/FONT][/FONT] hỗ trợ phát triển hệ thần kinh và trao đổi chất ở gan. Rất quan trọng cho sự phát triển cơ thể. Vitamin B10 ( Acid Folic ), chống thiếu máu, giãn cơ khi bị chuột rút, co cứng cơ do vận động quá mức.

Nguồn cung cấp: B6 có trong tất cả các loại cá, men bia và cám gạo. B10 có trong cá và men bia.

5. Vitamin B12:

Rất quan trọng vì có chưa cô-ban tạo hồng cầu, máu. Cần cho sự phát triển của trứng và chim non trong những tuần tuổi đầu tiên.

Nguồn cung cấp: Hiện nay chưa rõ B12 từ nguồn thức ăn nào của chim, nhưng có thể trong thức ăn tự tìm kiếm ở đất, cát thiên nhiên.

6. Vitamin C:

Kết hợp với vitamin A, Vitamin C tạo kháng thể chống bệnh tật.

Nguồn cung cấp: Bồ câu sản xuất vitamin C trong gan, không thấy có trong thức ăn mà bồ câu vẫn ăn. Thiếu vitamin A cũng sẽ giảm lượng vitamin C trong cơ thể chim.

7. Vitamin D:

Hỗ trợ hấp thu can-xi và phospho từ ruột vào máu, từ máu chuyển đến cơ quan tạo xương. Tạo và bền vững bộ xương, cơ thể không thể thiếu được 2 chất này. Vitamin D còn giữ cân bằng can-xi, phospho trong cơ thể.


Nguồn cung cấp: Cơ thể bồ câu tạo vitamin D từ tia cực tím của ánh sáng mặt trời. Cúng có thể bổ sung vitamin D từ dầu gan cá, thức ăn bổ sung.

8. Vitamin E:

Được gọi là vitamin "hỗ trợ sinh sản" cho chim bồ câu cả chim đực và chim cái.

Nguồn cung cấp: Thức ăn giàu vutamin E như: hạt đậu xanh, hạt lúa mì, ngô.

9. Vitamin K:

Giúp cho quá trình đông máu, chống chảy máu.

Nguồn cung cấp: Từ rau xanh, quả hạt tươi.



Dịch từ nguồn: http://www.pigeonworld.org/Pigeon Heath.htm#Vitamin A




 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Bệnh Thường Gặp Ở Chim Bồ Câu :

1 / BỆNH VIÊM LOÉT MIỆNG ….. gồm 2 nguyên nhân chính :
A / NGUYÊN NHÂN :
a / Do vết xước vùng vòmg miệng (đối với chim non do mỏ của chim bố mẹ chúng tạo lên , (đối với chim mới biết bay & trưởng thành là do chúng đánh nhau hoặc do chúng dùng chân gãi mà tạo lên ) .
b / Do chuồng trại chật chội , ẩm ướt, thức ăn ôi thiu , ẩm mốc , nước uống nhiễm khuẩn , kém dinh dưỡng , ( nói chung môi trường sinh hoạt ô nhiễm mất vệ sinh ) ….. Khi chúng ăn vào do thức ăn dính vào khu vực tổn thương , gây viêm loét nhiễm trùng khu vực vòm miệng & khu vực trụi lông gần hậu môn .
B / TRIỆU CHỨNG :
--- TRONG TRƯỜNG HỢP NÀY CHIM SỐT , BỎ ĂN , CÙ RÙ . Những con có đề kháng tốt sau vài 3 ngày chúng ăn trở lại nhưng ít . Nếu ko chữa trị kịp thời chúng gầy dộc đi nhanh chóg dẫn đến tử vong .
C / CHŨA TRỊ :
Vệ sinh chuồng trại khô ráo , sạch sẽ thoáng mát , ko vứt thức ăn dính vào phân ẩm ướt lâu ngày . Kiểm tra thức ăn , vứt bỏ thức ăn ôi thiu ẩm mốc , vệ sinh khay máng đựng thức ăn & nước uống cho sạch sẽ , tẩy trùng chuồng trại .
---- Bắt nhứng con bị bệnh rốt riêng , lấy bông quấn vào đầu tăm thấm nước muối pha loãng lau chỗ vết thương & xung quanh vùng vết thương , cho chim uống thuốc TETACICLIN …. 2 lần /1 ngày , uống 2 viên / lần . sau 5 ngày là khỏi .
--- ( Hoặc dùng dung dịch : 3..glycerin + 1…tinture of iodine lau kỹ những nơi nở loét , vài lần trong ngày ) .
--- Đối với chim non , chúng bỏ ăn ta đong 2 muỗng CA FE cám cò pha với 15 cc nước sôi ( rà ) để nguội dến 33…. 35 độ c , ta dùng xilanh & ống nhựa bơm vào diều chim non kèm theo 2 viên TETACICLIN , ngày bơm 2 lần .

2 / BỆNH CẦU TRÙNG .. ( Cooccidiosis )
A / NGUYÊN NHÂN :

--- Bệnh này do loại vi khuẩn Protozoan gây ra , môi trường ẩm thấp thức ăn nước uống ôi thiu bí gió ( mất vệ sinh ) + chim thiếu khoáng chất là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn này phát triển .
B / TRIỆU CHỨNG :
--- Bồ câu bị mắc bệnh cầu trùng :
- Ăn không tiêu , phân lỏng , phân có màu xanh lá cây hoặc xanh lục kèm vẩn trắng hoặc máu cá . Chim bị mắc bệnh đi đứng cù rù , ủ rũ & gầy dộc đi nhanh chóng , nếu không chữa trị chim có nguy cơ tử vong cao .
- C / CHỮA TRỊ :
- -- Vệ sinh chuồng trại khô ráo , sạch sẽ thoáng mát , không vứt thức ăn dính vào phân ẩm ướt , nâu ngày. Kiểm tra thức ăn , vứt bỏ thức ăn ôi thiu ẩm mốc, vệ sinh khay máng đựng thức ăn & nước uống cho sạch sẽ , tẩy trùng chuồng trại .
- -- Dùng thuốc Perperine : ngày uống 2 lần , mỗi lần 3 viên .
- ( nếu có điều kiện dùng thuốc tím pha đặc : 2 muỗng café + 5 lit nước phun sịt chuồng trại & cọ rửa lền chuồng , 2 ngày 1 lần , làm 3 lần .)
-
- 3 / BỆNH DO E . COLI ( Collibacillosis )
- ( Tôi chưa hiểu mong mọi người nói rõ TRIỆU TRỨNG )

4 / BỆNH SƯNG MẮT ( Eye Colds ).
A / NGUYÊN NHÂN :

--- Bệnh này thông thường là do cảm lạnh , thường sảy ra vào mùa lạnh hoặc thời tiết thay đổi bất thường ( chênh lệch cao về nhiệt độ ) cũng không loại trừ chim bố mẹ mớm mồi chim con bị chầy xước mắt & thức ăn bị nhiễm khuẩn , chim trưởng thành đánh nhau làm chầy xước , chim uống nước bẩn & tắm nước bẩn . v ..v ..
B /TRIỆU TRỨNG :
--- Chim mắc bệnh mắt xưng lên + nước mũi lúc đầu chảy ra trong , vàng sâu đặc sệt rồi tắc mũi , chim phải thở bằng miệng rất khó khăn .
C / CHỮA TRỊ :
-- Nhốt chim nơi kín gió , ấm áp , vệ sinh mắt mũi bằng dung dịch : Potassium permanga – nate . Cho uống TETACICLIN , 4 viên 1 ngày chia làm 2 lần .


5 / BỆNH THƯƠNG HÀN Paratyphoid ( Salmonellosis ) .
A / NGUYÊN NHÂN :

-- Bệnh do vi khuấn Salmonella gallinacerum gây ra qua đường tiêu hoá . Vi khuẩn phát triển ở niêm mạc ruột rồi tiết ra độc tố , gây tác động đến hệ thần kinh trung ương khiến bồ câu mắc bệnh bị sốt cao .
B / TRIỆU CHỨNG :
-- Chim mắc bệnh sốt cao , ủ rũ , run ,như cảm lạnh , bỏ ăn , uống nước nhiều , mắc bệnh nhẹ phân có màu xám xanh , nặng đi ngoài ra lẫn máu , có con bị nặng lâu ngày ngoài da nổi mụn nhỏ bằng hạt đỗ , mắt chim lờ đờ kém linh hoạt , đầu rúc vào cổ hoặc âu cánh .
C / ĐIỀU TRỊ :
-- Phát hiện sớm phải cách li xa với đàn khoẻ mạnh vì bệnh lây truyền nhanh .
-- Bệnh thương hàn dùng Perperine & Tetaciclin .
-- Perperine ngày uống 8 viên chia làm 2 lần
-- Hoặc Tetaciclin ngày uống 4 viên chia làm 2 lần.
+ + Bệnh này nếu phát hiện sớm chữa còn có hiệu quả , nếu để bệnh nặng thì khó nói được điều gì .
6 / BỆNH ĐẬU : ( Pigeon pox ) .
A / NGUYÊN NHÂN :

-- Bệnh này là loại bệnh đậu thường phát triển theo mùa do 1 loại Virus gây ra :
-- Đồng minh khăng khít nhất của chúng là các loại Ký sinh trùng là Ruồi , Ve , Muỗi , Bọ ,Mò , Rệp….. + phân do ẩm ướt nấm mốc để lâu ngày là nơi cư ngụ & phát triển lây truyền bệnh & nhanh mạnh .
B / TRIỆU CHỨNG :
-- Bệnh này có nốt mụn đầu tiên nhỏ sau dần to , lúc đầu ít sau nhiều , mọc khắp người , nguy hiểm nhất là hàm , họng . Chim bị bệnh thường sốt cao , bỏ ăn lười vận động 2 cánh xã xuống , gầy yếu nhanh nếu không chữa trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong cao .
C / CHỮA TRỊ :
-- Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ khô ráo , thoáng mát về mùa hè kín gió về mùa đông .
-- Dùng gói thuốc giặt màn PENDONA , 1 gói pha với 6 lit nước phun khắp chuồng trại , định kỳ , 1tháng đầu 2 lần , sau là 2 tháng 1 lần .
-- Thời gian đầu để diệt tận gốc các loại ký sinh trùng là tác nhân lây truyền bệnh , ta dùng bình xịt , phun xịt nhẹ ( phun qua 1 lần dạnh sương mù ) vào 2 âu cánh , TRÊN , DƯỚI , LƯNG , BỤNG ,. Chú ý khi phun ta tránh đầu mặt ra , đối với chim đang ấp & nuôi con nhỏ không được phun vào bụng & 2 âu dưới cánh chim bố mẹ , mà chỉ được phun vào lưng & 2 âu cánh trên . Khi phun vào chuồng trại phải bỏ trứng & chim non ra rồi mới được phun , phun xong sau 10 phút ta lại cho trứng & chim non trở lại . Những lần phun thuốc sau ta chỉ phun thuốc vào chuồng trại không phải phun vào chim nữa .
-- Dùng thuốc Erythra cho chim uống ngày 3 lần & dùng Colyre bleu bôi lên vét thương ( mụn ) , hoặc dùng thuốc Chlortetracyclin ; 7,5 mg pha với 3,5 lít nước cho chim uống hàng ngày để phòng & rị bệnh cho đàn .
-- Không được bóc hoặc cậy vẩy hoặc lấy mụn đậu ra , mà để mụn tự khô mà rụng ra .
--- Nghiêm cấm không cho chim non tắm dễ bị cảm lạnh dẫn đến nguy cơ mắc bệnh rất cao .
7 / BỆNH DO PMV-1 ( Paramyxovirus ).
( Bệnh này tôi chưa hiểu mong mọi người NÊU TRIỆU TRỨNG ).

8 / BỆNH KÝ SINH TRÙNG MÁU ( pigeon mala ria ) .
( Bệnh này tôi chưa chữa nên không biết ) .
9 / BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ( Respiratory infection ) .
A / NGUYÊN NHÂN :

-- Do thời tiết thay đổi đột xuất ( chênh lệch nhiệt độ cao ) .
-- Do chuồng trại chật chội ẩm thấp , mất vệ sinh ….. v ..v ..
-- Do chim đỗ ngoài trời đêm có mưa gió , dẫn đến cảm lạnh …
B / TRIỆU TRỨNG :
-- Chim mắc bệnh khó thở , nước mắt , nước mũi trào ra, khiến chim cù rù , ủ rũ , bỏ ăn , bỏ uống ,vì vậy cơ thẻ suy nhược nhanh chóng .
C / CHỮA TRỊ :
-- Việc đầu tiên phải vệ sinh chuồng trại như đã nói ở trên .
-- Không nên cho chim ngủ ngoài trời tránh mưa gió & sương đêm .
-- Cho uống thuốc kháng sinh Chloramphenicon , Tilosin , streptomycin & tăng đề kháng cho chim bằng các loại vitamin A , D , E ….
10 / BỆNH NÔN ÓI CHUA , UỐNG NHIỀU NƯỚC ( Sour crop ) :
A / NGUYÊN NHÂN :

-- Cảm lạnh , ăn những ăn khó tiêu hoá lẫn nấm mốc …
B / TRIỆU CHỨNG :
-- Chim lười ăn chỉ uống nước , uống song rồi lôn ói vẩy mỏ cho nước ra , nước có màu vàng , có mùi tanh …., đi lại khật khừ , kém linh hoại …
C / CHỮA TRỊ :
( Trường hợp này tôi chữa trị không sành lắm nhưng phần nào cũng có hiệu quả ) .
-- Dùng xilanh & ống nhựa bơm nước muối pha loãng vào diều chim , để 5 phút sau ta lại dùng xilanh hút nước ở diều chim ra , ta làm như vậy 3 lần vào buổi sáng & 3 lần vào buổi chiều , ( mục đích làm sạch diều chim cho hết dịch chua còn dính ở diều ) buổi chiều khi hút xong , ta bơm cho chim ít cháo loãng + nước củ tỏi vào diều cho chim , sau 2 ngày chim có chiều hướng suy giảm .



( Tôi không phải là bác sĩ thú y mà chỉ chữa theo kinh nghiệm )
 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Thuốc Diệt Mò rận & Ký sinh .

Từ trước năm 90 của thế kỷ trước tôi chủ yếu là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ , diêt bằng lá xoan tươi lát sàn ổ & vất rải rác ở chuồng thôi nhưng không mấy hiệu quả . Từ sau năm 90 đến 2004 tôi diệt băng thuốc diệt ruồi muỗi của TQ có tên là TONGDALING & SHACHONGLINH , 2 loại thuốc này có công dụng cực mạnh , theo như công dụng ghi trên bao bì thì tiêt diệt hầu hết các loại ký sinh trùng & côn trùng sống ngụ cư ngoài môi trường , chỉ phun sau 15 phút là có hiêụ quả ngay . 2 loại thuốc này chính vì công dụng cực mạnh cũng chính là nguy hiểm khi thao tác vệ sinh chuồng trại & phun lên mình chim , nếu nhỡ tay nhẹ thì chim quay cuồng , nặng thì ( bị phải ăn cháo chim ) . 2 loại thuốc này hay gây phản ứng phụ là sau khi phun xong chim thường thẵn thờ , đờ đẫn vài 3 ngày rồi chim mới trở lại bình thường , vì trước đây không có loại thuốc nào thay thế dành phải chấp nhận & cẩn thận khi phun . Từ năm 2004 trở lại đây được biết thuốc giặt màn + công dụng của thuốc nên pha thử nghiệm 1 / 6 tôi thấy hiệu quả nên tôi giữ nguyên liều lượng pha này . Thuốc này vừa rẻ vừa công hiệu vệ sinh chuồng trai , cho chim nên tôi giữ nguyên để phổ biến cho mọi người cùng chăm sóc chim khi nuôi , để sức khoẻ của gia đình ta & cộng đồng dân cư quanh ta mạnh khoẻ .
Trong trường hợp này nếu có ai có bài thuốc nào khác trị liệu có hiệu quả hơn , kinh tế hơn phổ biến cho anh em trong DD & những người nuôi chim biết .
TÔI XIN CẢM ƠN .



 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Bệnh đậu (nổi trái) và bệnh hô hấp, phổi

Hai tuần qua căn cứ bigflowerhorn -PicPoc đang chống chọi với:

- Bệnh nổi trái của chim con: 4 em chim tơ và 5 em chim con ! Nào là vệ sinh chuồng trại liên tục, nào là tắm nước muối, dùng nhang đốt rồi thoa thuốc sát trùng Povidine, Tetra mắt ... cuối cùng chỉ còn một em còn hơi nặng vì nổi ở miệng và mắt đó là bé 13 trong "Tự sự 2 quả trứng" mới "đau" chứ :((!

- Bệnh hô hấp, phổi: 2 em: 1 em Bi xitỉm trống và 1 em trắng bông con Fo03 -Xitỉm đen. Sau 3 -4 ngày bơm thuốc chúng đang hồi phục dần, chịu ăn uống rồi! Nhất là con trắng bông bay lên bay xuống rồi!

Thời tiết thay đổi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ chim câu, các bạn chú ý đến căn cứ mình nhé!

Hiện nay mình vẫn tiếp tục chăm sóc đặc biệt cho chúng hằng ngày, luân phiên pha tỏi, vitamin vào nước uống của chúng. Hi vọng tất cả sẽ ổn!
 

HOANG HUNG_HP

Chuyên gia
Vỡ Bờ Rồi Mới Be Đắp.........

Chời ơi ...........:D quả thật là vỡ bờ rồi mới be đắp ........... buồn thật :
Chúng ta hãy chú ý :
----- Nếu thời tiết & môi trường khô ráo thì 2 tháng phun 1 lần thuốc như tôi đã nói ở trên .
----- Nếu thời tiết ẩm ướt thì 1 tháng phun thuốc 1 lần là oke . Nhưng đằng này chắc là quên phun & vệ sinh chuồng trại rồi ..... thật buồn quá .....
----- Bệnh đậu họng & các loại bệnh đậu khác chúng ta không nên cậy vẩy của chúng ra mà để tự chúng bong ra nhé .........
----- Cố gắng điều trị theo các của tôi ở trên ẮT LÀ CHÚNG SẼ KHỎI thôi mà ........
Hãy chịu khó chăm sóc chúng một chút ...........
 

bigflowerhorn

Chuyên gia bồ câu
Bệnh thương hàn

cám ơn bác nhưng chưa có cách chữa bệnh chim đi ỉa ra nước
Bạn đọc kỹ lại bài trên đi bạn, xem có phải bệnh này không?

Trích từ bài Tổng quan về bệnh và sức khoẻ bồ câu do vinhnguyentom sưu tầm:

1. Bệnh thương hàn (Salmonellosis)

Bệnh thương hàn ở bồ câu đã được phát hiện và nghiên cứu ở Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu (Pomeroy và Nagaraja, 1991). Đây là một bệnh chung của bồ câu, gà, ngan, ngỗng, vịt với hội chứng viêm ruột, ỉa chảy (Levcet, 1984).

1. Nguyên nhân

Bệnh gây ra do vi khuẩn Salmonella gallinacerum và S. enteritidis thuộc họ Enterbacteriacae. Vi khuẩn là loại trực khuẩn nhỏ, ngắn có kích thước: 1-2x1,5 micromet, thường chụm 2 vi khuẩn với nhau, thuộc gram âm (-), không sinh nha bào và nang (Copsule). Vi khuẩn có thể nuôi cấy, phát triển tốt ở môi trường thạch nước thịt và peptone, độ pH=7,2, nhiệt độ thích hợp 370C.

Vi khuẩn sẽ bị diệt ở nhiệt độ 600C trong 10 phút, dưới ánh sáng mặt trời trong 24 giờ. Nhưng có thể tồn tại 20 ngày khi đặt trong bóng tối. Các hoá chất thông thường diệt được vi khuẩn như: axit phenol -1/1000; chlorua mercur-1/20.000; thuốc tím 1/1000 trong 3-5 phút.

2. Bệnh lý và lâm sàng

Trong tự nhiên có một số chủng Salmonella gallinacerum có độc lực mạnh, gây bệnh cho bồ câu nhà, bồ câu rừng, gà, vịt và nhiều loài chim trời khác.

Bồ câu nhiễm vi khuẩn qua đường tiêu hoá. Khi ăn uống phải thức ăn hoặc nước uống có vi khuẩn, bồ câu sẽ bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn vào niêm mạc ruột, hạch lâm ba ruột, phát triển ở đó, tiết ra độc tố. Độc tố vào nước, tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây ra biến đổi bệnh lý như nhiệt dộ tăng cao, run rẩy. Vi khuẩn phát triển trong hệ thống tiêu hoá gây ra các tổn thương niêm mạc ruột, cơ ruột, làm cho ruột bị viêm và xuất huyết. Trong trường hợp bệnh nặng, vi khuẩn xâm nhận vào máu gây ra hiện tượng nhiễm trùng máu.

Bồ câu có thời gian ủ bệnh từ 1-2 ngày, thể hiện: ít hoạt động, kém ăn, uống nước nhiều. Sau đó, thân nhiệt tăng, chim đứng ủ rũ một chỗ, thở gấp, đặc biệt là ỉa chảy, phân màu xanh hoặc xám vàng, giai đoạn cuối có lẫn máu. Chim sẽ chết sau 3-5 ngày.

Mổ khám chim bệnh, thấy: các niêm mạc bị sưng huyết; niêm mạc diều, dạ dày tuyến và ruột tụ huyết từng đám. ở ruột non và ruột già còn thấy niêm mạc bị tổn thương, tróc ra và có các điểm hoại tử ở phần ruột gà. Chùm hạch lâm ba ruột cũng bị tụ huyết.

3. Đặc điểm dịch tễ

Hầu hết các loài gia cầm như bồ câu, gà, vịt, ngan, ngỗ, chim cút... cũng như nhiều loại chim trời đều nhiễm S. gallinacerum và bị bệnh thương hàn. Các nhà khoa học đã làm các thực nghiệm tiêm truyền S. gallinacerum cho 382 loài chim thuộc 20 nhóm chim, kết quả có 367 loài bị phát bệnh, chiếm tỷ lệ 96%.

Chim ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm vi khuẩn. Nhưng chim non dưới một năm tuổi thường thấy phát bệnh nặng và chết với tỷ lệ cao (50-60%).

Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá. Nhưng cũng lây qua trứng khi bồ câu mẹ bị nhiễm bệnh. ở các khu vực nuôi gà cùng với bồ câu trong cùng chuồng trại và môi trường sinh thái, bồ câu thường bị lây nhiễm mầm bệnh từ gà bệnh.

Bệnh có thể lây nhiễm quanh năm. Nhưng thường thấy vào các tháng có thời tiết ấm áp và ẩm ướt trong mùa xuân, đầu mùa hè và cuối mùa thu.

4. Chẩn đoán

- Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng: Chim ốm có tính chất lây lan với biểu hiện như ỉa lỏng phân xám vàng hoặc xám xanh, có lẫn máu. Khi mổ khám chim ốm thấy: tụ huyết, xuất huyết và tổn thương các niêm mạc đường tiêu hoá.

- Chẩn đoán vi sinh vật: thu thập bệnh phẩm, nuôi cấy để phân lập vi khuẩn S. gallinacerum.

5. Điều trị

Phác đồ 1:

- Thuốc điều trị: Chloramphenicol dùng liều 50mg/kg thể trọng; thuốc pha với nước theo tỷ lệ: 1 thuốc + 10 nước; cho chim uống trực tiếp. Cho uống thuốc liên tục trong 3-4 ngày.

- Thuốc trợ sức: cho uống thêm vitamin B1,C, K.

- Hộ lý: Để tránh tổn thương niêm mạc tiêu hoá, cần cho chim ăn thức ăn mềm dễ tiêu như thức hỗn hợp dạng bột hoặc trong thời gian điều trị; thực hiện cách ly chim ốm và chim khoẻ; làm vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.

Phác đồ 2:

- Thuốc điều trị: Dùng phối hợp hai loại thuốc: Tetracyclin: liều 50 mg/kg thể trọng.

Bisepton: liều 50 mg/kg thể trọng.

Thuốc có thể pha thành dung dịch đổ cho chim uống trực tiếp, liên tục trong 3-4 ngày.

- Thuốc trợ sức: như phác đồ 1.

- Hộ lý: như phác đồ 1.

6. Phòng bệnh

- Khi có bệnh xảy ra cần cách ly chim ốm để điều trị; chim ốm chết phải chôn có đổ vôi bột hoặc nước vôi 10%, không được mổ chim ốm gần nguồn nước và khu vực nuôi chim. Toàn bộ số chim trong chuồng có chim ốm cho uống dung dịch chloramphenicol 2/1000 hoặc sulfamethazone 5/1000 trong 3 ngày liền.

- Khi chưa có dịch: thực hiện vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường; nuôi dưỡng chim với khẩu phần ăn thích hợp và đảm bảo thức ăn, nước uống sạch.
...
Về thuốc thì có nhiều loại, bạn có thể ra thú y nói triệu chứng bệnh mà mua thuốc cho phù hợp bạn nhé!
 

Chấn PG

Member
trời

Cám ơn các bác chỉ bảo, bệnh thương hàn em không hiểu
Bệnh thương hàn cũng giống như con người bị cảm lạnh đó bạn :rolling eyes::raised eyebrow:. Các bài thuốc điều trị đã có sẵn trong chủ đề phòng ngừa bệnh cho chim rồi bạn vui lòng xem lại cho kỹ :-" sau đó chữa bệnh cho chim bằng các cách mà anh em đã post trong topic đó.

Bạn nuôi chim thì chịu khó đọc topic đi nhé để còn chữa bệnh cho chim chứ các căn bệnh phổ biến dễ gặp ở chim lắm :-" không tìm hiểu thì " tiêu " đó. :sleepy::doh:
 
Top