• Chào mừng bạn Khách đến với diễn đàn, chúc bạn vui vẻ sinh hoạt cùng cộng đồng Vietpet.
    Diễn đàn đã có sẵn cơ sở dữ liệu tương đối lớn về các vấn đề thường gặp như thú y, huấn luyện, chăm sóc thú cưng..., bạn Khách vui lòng tìm đọc kỹ trước khi gửi câu hỏi.
    Lưu ý: Diễn đàn không chấp nhận ngôn ngữ chat, bài viết không có nội dung ( bài spam).

Thuốc Kháng sinh & cách sử dụng cho chó,mèo.

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Liều lượng điều trị trung bình một số loại kháng sinh dùng cho chó mèo.

Kháng sinh có phổ sử dụng rất lớn chống viêm nhiễm chó mèo. Dưới đây là liều lượng và cách dùng của từng loại kháng sinh để tham khảo ( Viết theo Aronson and Kirk ). Các trường hợp điều trị bệnh cụ thể cần có chỉ định trực tiếp của Bác sỹ Thú Y.


LOAI KHÁNG SINH.................LIỀU DÙNG,,,,,,,,,,,ĐƯỜNG CHO THUỐC.............LIỀU NHẮC LẠI

Amphotericin B ,,,,,,,,,,, 0,5 -1,0 mg./kg TM
Ampicillin ,,,,,,,,,,, 10 - 20 mg./kg. U 6 giờ
5 - 10 mg./kg. TM, B, DD 6 giờ
Amoxicillin,,,,,,,,,,, 11 mg./kg. U, B 12 giờ
Carbenicillin,,,,,,,,,,, 15 mg./kg. TM 8 giờ
Cephalexin,,,,,,,,,,, 30 mg./kg. U 12 giờ
Cephaloridine,,,,,,,,,,, 10 mg./kg. B, DD 8 đến 12 giờ
Cephalothin,,,,,,,,,,, 35 mg./kg. B, DD 8 giờ
Chloramphenicol,,,,,,,,,,, 50 mg./kg. U TM,B,DD 8 giờ (chó), 12 giờ ( mèo ),

Chlortetracycline,,,,,,,,,,, 20 mg./kg. U 8 giờ
Cloxacillin ,,,,,,,,,,, 10 mg./kg. U, TM, B 6 giờ
Colistin,,,,,,,,,,, 1 mg./kg. B 6 giờ
Dihydrostreptomycin,,,,,,,,,,, 20 mg./kg. U 6 giờ( có thể thay đổi)
10 mg./kg. B,DD 8 giờ
Erythromycin,,,,,,,,,,, 10 mg./kg. U 8 giờ
Framycetin,,,,,,,,,,, 20 mg./kg. U 6 giờ( có thể thay đổi)
Gentamicin,,,,,,,,,,, 4 mg./kg. B, DD 12 giờ ngày đầu, sau đó 24 giờ
Griseofulvin,,,,,,,,,,, 20 mg./kg. U
Hetacillin ,,,,,,,,,,, 10 - 20 mg./kg. U 8 giờ

Kanamycin,,,,,,,,,,, 10 mg./kg U 6 giờ
7 mg./kg. B, DD 6 giờ( có thể thay đổi)

Lincomycin,,,,,,,,,,, 15 mg./kg. U 8 giờ
10 mg./kg. TM, B 12 giờ

Methicillin,,,,,,,,,,, 20 mg./kg. TM, B 6 giờ
Metroidazole,,,,,,,,,,, 60 mg./kg. U 24 giờ
Nafcillin,,,,,,,,,,, 10 mg./kg. U, B 6 giờ
Neomycin ,,,,,,,,,,, 20 mg./kg. U 6 giờ( có thể thay đổi)
10 mg./kg. B, DD 12 giờ

Nitrofurantoin,,,,,,,,,,, 4 mg./kg. U 8 giờ

3 mg./kg. B 12 giờ( có thể thay đổi)
Nystatin ,,,,,,,,,,, 100.000 U U 6 giờ( có thể thay đổi)
Oxacillin ,,,,,,,,,,, 10 mg./kg. U, TM, B 6 giờ

Oxytetracycline,,,,,,,,,,, 20 mg./kg. DD 8 giờ
7 mg./kg. TM, B 12 giờ

Penicillin G, Na hoÆc K,,,,,,,,,,, 40.000 U/kg. U 6 giờ ( trộn thức ăn )
20.000 U/kg. TM, B, DD 4 giờ

Penicillin G, benethamine,,,,,,,,,,, 40.000 U/kg. B 5 ngày
Penicillin G, procaine,,,,,,,,,,, 20.000 U/kg. B, DD 12 - 24 giờ
Penicillin V,,,,,,,,,,, 10 mg./kg. U 8 giờ
Phenethicillin,,,,,,,,,,, 10 mg./kg. U 8 giờ
Phthalylsulfathiazole,,,,,,,,,,, 50 mg./kg. U 6 giờ( có thể thay đổi)
Polymyxin B,,,,,,,,,,, 2 mg (20,000 U)/kg B 12 giờ
Pyrimethamine,,,,,,,,,,, 1 mg./kg. U 24 giờ trong 3 ngày sau
0,5 mg./kg. U 24 giờ
Streptomycin,,,,,,,,,,, 20 mg./kg. U 6 giờ( có thể thay đổi)
10 mg./kg. B, DD 8 giờ
Sulfadiazine, sulfamerazine, sulfamethazin 50 mg./kg U, TM 12 giờ
Sulfadimethoxine,,,,,,,,,,, 25 mg./kg. U, TM, B 24 giờ
Sulfadimethizole, sulfisoxazole 50 mg./kg. U 8 giờ
Sulfasalazine,,,,,,,,,,, 15 mg./kg. U 6 giờ ( chỉ dùng cho chó)
Tetracycline,,,,,,,,,,, 20 mg./kg. U 8 giờ
7 mg./kg. TM, B 12 giờ
Trimethoprim plus sulfadiazine,,,,,,,,,,, 30 mg./kg. U 12 giờ
Trimethoprim plus sulfadoxine,,,,,,,,,,, 15 mg.(combined)/kg. TM, B 24 giờ
Tylosin ,,,,,,,,,,, 10 mg./kg. U 8 giờ
5 mg./kg. TM, B 12 giờ



Ghi chú: - U : Cho uống
- TM : Tiêm tĩnh mạch
- B : Tiêm bắp
- DD : Tiêm dưới da
 
Tôi Có Một Con Chó Bị Tiêu Chảy Ra Máu, Như Vậy Có Cần Chích Vitamin K Không Và Truyền Dịch Gì Có Lợi Cho Chó Mau Hết Bệnh Liều Lượng Truyền Là Bao Nhiêu? Truyền Gluco Nhiều Hay Lactaz Nhiều? Bị Xuất Huyết Truyền Dịch Vào Có Gây Xuất Huyết Nhiều Hơn Không? Cám ơn Diển đàn Rất Nhiều
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Tiêu chảy có máu là hội chứng của nhiều bệnh. Bạn cần đưa cún đi khám BSTY ngay. Thông tin trên diễn đàn chỉ có giá trị tham khảo, không thay thế chẩn đoán của các BSTY lâm sàng.
 

nguyễn hạnh

New Member
hiện giờ tôi đang rất buồn! Em rích nhà tôi hôm qua đi chơi bị đàn chó lạ xông vào cắn, chẳng may mất mất một mắt. Hiện giờ tôi đang ở hà nội nhưng rích lại ở Thanh hóa với bố mẹ tôi. trong đấy không có bác sỹ thú y mà ngày mai bố tôi sẽ phải nhờ người tới mổ lấy mắt của rich ra để tránh nhiễm trùng. Nhưng bố tôi đã đi khắp mọi nơi mà không chỗ nào co thuốc gây mê. ngoài này, cả ngày hôm nay tôi cũng đã tim khắp các hiệu thuốc nhưng không hề có. Vậy phải làm thế nào bây giờ hả mọi người. Tôi buồn quá. Tôi rất thương em Rich vì chính tay tôi chăm bẵm nó từ bé. Tôi không muốn nó chết nhưng nếu phải để nó chịu đau đớn như thếthif đau lòng quá. Có chỗ nào bán thuốc mê hả mọi người. Làm ơn chỉ cho tôi đi. Hay ai có lời khuyên nào bổ ích thì giúp tôi với
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Bạn cần cho biết rõ các thông tin về chó:

1. Trọng lượng: Kg ?
2. Tình trạng sức khỏe ?

Việc cắn nhau lòi con ngươi mắt phải phẫu thuật cắt bỏ là rất cần thiết. Các thông tin trên cần cho BS kê thuốc gây mê, liều lượng an toàn.
Bạn có thể vào xem link sau: http://forum.vietpet.com/showthread.php?t=2194

 

khangvcb

Member
Những điều Cần Biết Khi Sử Dụng Kháng Sinh Trong Thú Y

Được sự đồng ý của Bác sỹ thú y Trần Văn Nên, công tác Bệnh viện thú y -Trường Đại học nông nghiệp Hà nội, Điện thoại: 04.39944206. Tôi xin gửi một số nội dung tài liệu về sử dụng kháng sinh trong thú y để mọi người tham khảo nhằm chăm sóc thú cưng gia đình an toàn, hiệu quả hơn. Nếu có vấn đề gì về chuyên môn, các bạn hỏi thêm Bác sỹ Trần Văn Nên.


NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI DÙNG KHÁNG SINH TRONG THÚ Y

I. CHOÁNG PHẢN VỆ DO KHÁNG SINH

Những năm gần đây, khi dùng kháng sinh tiêm, uống hoặc tiếp xúc với kháng sinh (Penicilin, streptomycin …) chúng ta thường gặp hiện tượng choáng phản vệ do kháng sinh gây ra. Tuy nhiên, ta có thể gặp hiện tượng này ở chó, nhất là chó Nhật và chó lai. Còn gia súc khác ít gặp hơn.

Triệu chứng của choáng phản vệ là sau khi tiêm hay uống kháng sinh ít phút con vật bị choáng váng, loạng choạng, khó thở, mạch nhanh, không đều, huyết áp tụt thấp. Có con biểu hiện co giật, nổi ban khắp cơ thể hoặc ỉa đái dầm dề và sau đó hôn mê dẫn đến tử vong. Trường hợp nhẹ hơn là xuất hiện những phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau như: trên da, hô hấp, tim mạch, gan, thận, thần kinh với các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, cũng có khi dẫn đến chết.

II. DỊ ỨNG DO KHÁNG SINH

1. Bệnh huyết thanh.

Sau khi dùng kháng sinh (Penicilin, Streptomycin, Sulfamit … ) vào ngày thứ hai đến ngày thứ mười bốn. Con vật bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ, buồn bã, có triệu chứng buồn nôn, chân bước loạng choạng, siêu vẹo do đau khớp, sưng nhiều hạch, sốt cao, mẩn đỏ toàn thân. Nếu chẩn đoán chính xác thì ngừng ngay kháng sinh, con vật sẽ mất dần những triệu chứng đó. Trái lại, nếu cứ tiếp tục dùng kháng sinh và tăng liều lượng sẽ làm bệnh ngày càng nặng và dẫn đến trụy tim mạch và chết.

2. Biểu hiện ở da.

Nổi mề đay, mẩm ngứa, phù mặt, phù mí mắt, phù môi, phù thanh quản, viêm da, chấm xuất huyết ngoài da.

3. Biểu hiện ở máu.

Khi dùng kháng sinh liều cao, gây thiếu máu tán huyết cấp tính.
Triệu chứng: Sốt cao, con vật run rẩy do rét, buồn nôn và nôn. Kêu rên do đau đầu, chảy máu mũi, vàng da, đau bụng, gan và tứ chi.

Xét nghiệm máu lúc này hồng cầu giảm, bạch cầu trung tính giảm, số lượng bạch cầu khác lại tăng lên.

4. Biểu hiện ở nhiều thể bệnh khác.

Khò khè khó thở, thở rít, viêm phổi, viêm màng ngoài tim, viêm cơ tim dị ứng.

(Còn nữa)
 

khangvcb

Member
(Tiếp theo)

III. HIỂU BIẾT TỐI THIỂU KHI DÙNG KHÁNG SINH

1. Phải dùng kháng sinh đúng chỉ định.

Hầu hết các kháng sinh có tác dụng kìm hãm hoặc tiêu diệt các vi khuẩn, chỉ có một số rất ít có tác dụng điều trị các bệnh do nấm, ký sinh trùng và siêu vi trùng. Nếu chưa thật cấp bách, khi chưa xác định đúng bệnh thì chưa nên dùng kháng sinh. Phải chọn kháng sinh đúng với bệnh vì mỗi loại kháng sinh có tác dụng đặc hiệu với một loại vi khuẩn nhất định.

Thí dụ: Ampicilin có tác dụng tốt với bệnh đóng dấu lợn, nhiệt thán gia súc, phó thương hàn, bệnh đường hô hấp và sinh dục. Erythromycin có tác dụng tốt với viêm nhiễm đường hô hấp (Viêm phổi, viêm phế quản - phổi, viêm màng phổi), bệnh đường sinh dục, đường tiết niệu (Viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm niệu đạo …).

2. Không dùng kháng sinh trong những trường hợp sau.

Penicilin: không dùng đối với gia súc có tiền sử choáng, dị ứng.
Penicilin chậm, Chloramphenicol, Tetracyclin, Streptomycin, Gentamycin, Kanamycin, Sulfamid: không dùng cho gia súc sơ sinh.
Sulfamid, Tetracyclin, Rifamicin: không dùng cho gia súc có thai và đang nuôi con bằng sữa mẹ. Khi thật sự cần thiết mới dùng nhưng phải theo dõi cẩn thận.
Sulfamid, Tetracyclin, Colistin, Streptomycin, Kanamycin không dùng cho gia súc mắc bệnh thận.

3. Sớm dùng kháng sinh khi đã có chỉ định.

Ngay từ đầu dùng kháng sinh với liều cao, không dùng liều nhỏ tăng dần để tránh hiện tượng vi khuẩn nhờn thuốc. Sau đó mới giảm liều dần khi bệnh đã đỡ. Dùng thuốc đủ liều cho cả đợt.

Ví dụ: Sulfamid, Tetracyclin dùng liên tục từ 6 đến 8 ngày, Chloramphenicol, Chlotet racyclin dùng liên tục từ 4 đến 6 ngày.

Dùng kháng sinh liên tục cho đến khi hết các biểu hiện nhiễm khuẩn (Sốt, sưng khớp, sưng hạch, ho đi ỉa lỏng …). Sau đó dùng tiếp tục thêm 2 - 3 ngày rồi mới ngừng thuốc với liều thấp hơn chút ít. Nếu sau 5 - 6 ngày điều trị ít có hiệu quả thì nên thay thuốc kháng sinh hoặc phối hợp với kháng sinh khác.

4. Dùng kháng sinh với thời điểm thích hợp trong một ngày.

Căn cứ vào đặc điểm của thuốc mà uống trước hay sau bữa ăn. Tiêm một lần hay chia nhiều lần. Ví dụ: căn cứ vào đặc điểm của thuốc, có phân huỷ trong dịch vị không ? Tốc độ hấp thu nhanh hay chậm ? Đào thải nhanh hay chậm ? Bài tiết qua cơ quan nào ?

Như vậy, ta có thể cho sử dụng thuốc theo thời điểm thích hợp:
Uống thuốc buổi sáng lúc đói: Colistin, Polymycin.
Uống trước bữa ăn một giờ: Penicilin V, Oxacilin.
Uống giữa bữa ăn: Nitrofurantoin, Axit nalidi xic.
Uống ngay sát bữa ăn: Chlotetracyclin, Symtomycin …
Uống sau bữa ăn 2 giờ: Erythromycin, Chloramphenicol.
Penicilin G: tiêm bắp 2 - 3 lần/ngày.
Penicilin procain: chỉ cần tiêm bắp 1 lần/ngày.

5. Cần phối hợp kháng sinh thích hợp với từng loại vi khuẩn.

Ví dụ: ỉa chảy do Salmonela. nếu phối hợp chloramphenicol và Tetracyclin.
Nhiễm khuẩn do liên cầu tán huyết, nên phối hợp Penicilin G với Tetracyclin. Erythromycin với Tetracyclin.

Sảy thai truyền nhiễm do Brucella, nên phối hợp Tetracyclin với Streptomycin. Ampicilin với Sulfamid. Rifampicin với Tetracyclin.

Viêm phổi do phế cầu: nên phối hợp Penicilin G hoặc Ampicilin với Sulfamid; Ampicilin với Gentamycin.

6. Cần chọn kháng sinh thích hợp để tránh các hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.

Ví dụ: tụ cầu men Penicilinaza kháng với các thuốc Penicilin G, Ampicilin, Colistin. Liên cầu tán huyết kháng với các thuốc Penicilin, Gentamycin. Các liên cầu nhóm A và D, xoắn khuẩn, kháng các thuốc Kanamycin và Gentamycin.

Ngoài ra, cần phải xác định đúng liều lượng với từng loại gia súc, xác định liều theo cân nặng cơ thể . Ví dụ: Ampicilin uống 10 - 20 mg/kg/ngày chia 4 lần ./.
 

Mốc yêu

Member
Liều dùng thuốc Ampicilin cho cún

Mốc nhà em bí phế quản mãn tính, thỉnh thoảng, nhất là khi thời tiết ẩm, hít phải mùi lạ là có triệu chứng lên cơn khó thời trong khoảng 10s, em muốn dùng Ampicilin liều 500mg của người cho em nó uống nhưng không biết cách chia thuốc thế nào, mốc nhà em khoảng 5kg. Mong mọi người có kinh nghiệm chia sẻ :love struck: , em nhớ không nhầm thuốc này phải uống trước khi ăn ạ !?
 
Vậy bằng em Đốm nhà alone :D.. em ý đang dùng thuốc này .. bạn lấy khoảng 30 - 40 ml nước rồi hoà tan với 1 viên Ampicilin là cho em ý uống thoải mải :D mà nên cho em ý uống 10ml 1 lần đợi 1h sau xem có sao ko rồi cho em ý uống hết luôn ^^
 

Mốc yêu

Member
Vậy bằng em Đốm nhà alone :D.. em ý đang dùng thuốc này .. bạn lấy khoảng 30 - 40 ml nước rồi hoà tan với 1 viên Ampicilin là cho em ý uống thoải mải :D mà nên cho em ý uống 10ml 1 lần đợi 1h sau xem có sao ko rồi cho em ý uống hết luôn ^^
cảm ơn ạ, nhưng em muốn hỏi là cho em ấy uống trước khi ăn hay sau ạ, vì em nhớ không nhầm có một số thuốc kháng sinh uống sau ăn sẽ mất tác dụng ạ :D, thời tiết ẩm ướt quá, khổ thân con bé, bình thường thì không sao, thỉnh thoảng lại bị, mà em thấy mấy hôm nay bị tương đối nhiều :worried:
 

Thanhmk

Member
Chó bị tiêu chẩy ra máu, kiết có nên dùng G - 5000 không, và tác dụng phụ của nó như thế nào, khi nào mới nên dùng là điều mình rất băn khoăn và hiện nay chưa có lời giải đáp mình mong các bạn giúp mình với
 

Tinguyen

Member
Mốc nhà em bị viêm phế quản mãn tính, thỉnh thoảng, nhất là khi thời tiết ẩm, hít phải mùi lạ là có triệu chứng lên cơn khó thở trong khoảng 10s, em muốn dùng Ampicilin liều 500mg của người cho em nó uống nhưng không biết cách chia thuốc thế nào, mốc nhà em khoảng 5kg. Mong mọi người có kinh nghiệm chia sẻ, em nhớ không nhầm thuốc này phải uống trước khi ăn ạ !?
Chó của bạn bị co thắt phế quản(giống như người ta bị hen PQ-suyễn) do cơ chế dị ứng liên quan đến chất histamin tăng cao trong máu,đâu phải nhiễm trùng mà dùng kháng sinh Ampicilline.
Kháng sinh Penicilline và Ampicilline bị hư và hấp thu kém khi dùng với thức ăn cho nên phải dùng lúc bụng rỗng,để khắc phục điểm này có Amoxilline hầu như không bị ảnh hưởng bởi thức ăn trừ khi ăn quá nhiều.
 

Jecky

Member
Về việc dùng kháng sinh, có lẽ bác Greenvet nên cho một số đơn thuốc dùng cho một số loại bệnh để tham khảo. Vì chỗ em bác sỹ thú y rất kém kinh nghiệm, họ chỉ biết mỗi việc tiêm phòng và chữa bệnh cho lợn, bò... Chứ chó thì họ ít quan tâm lắm, nên khi cún mắc bệnh họ cứ đưa thuốc về tiêm, tiêm xong một hai ngày thì chẳng còn cún.
 
Cún của em ăn uống vẫn bình thường, nhưng không biết cún bị gì mà cái cổ cứ đơ đơ sang 1 bên ngước mặt lên trời rồi kêu la vì đau, em đụng vào đâu cũng đau nhất là khi đụng vào vùng cổ và ngực thì cún đau dữ lắm và run, sờ đầu thấy hơi nóng (em để ý hình như thấy mỗi khi trời hơi lạnh là cún bị đau), mắt cún thỉnh thoảng cũng chảy rèn còn nước mũi thì cũng có chút ít nhưng nước dạng trong. Em ẵm cún đi BS, BS thứ nhất chích cho cún 3 ngày nhưng không hết BS này nói cún em bị viêm phế quản mãn tính khi nào đau thì chích vậy thôi chứ không hết đâu. Em lại ẫm đi BS thứ 2 BS này cũng chích cho cún 3 ngày nhưng cũng không hết, BS này thì nói cún em không phải bị viêm phế quản nhưng bị gì thì BS này cũng không biết, mỗi lần đau chích thuốc vô thì 1 chút là cún hết đau và đùa giởn bình thường nhưng vài ngày sau lại đau lại. Mà mỗi lần ẫm cún nằm ngửa mặt ra là cún thở nghe khọt khẹt. Mong mọi người giúp em với
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Về việc dùng kháng sinh, có lẽ bác Greenvet nên cho một số đơn thuốc dùng cho một số loại bệnh để tham khảo. Vì chỗ em bác sỹ thú y rất kém kinh nghiệm, họ chỉ biết mỗi việc tiêm phòng và chữa bệnh cho lợn, bò... Chứ chó thì họ ít quan tâm lắm, nên khi cún mắc bệnh họ cứ đưa thuốc về tiêm, tiêm xong một hai ngày thì chẳng còn cún.

Hướng dẫn sử dụng Thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác chỉ có giá trị tham khảo, các trường hợp cụ thể phải có thăm khám và chỉ định của các BSTY. Không thể có các Đơn Thuốc mẫu cho các loại chó và cho từng ca bệnh được.

Mong bạn hiểu cho.
 

Jinee

New Member
Hic cho em hỏi 1 chút với ạ. Con mèo nhà em bị viêm phổi nhẹ (bỏ ăn và khạc ra đờm), theo lời chỉ dẫn của bạn làm bác sĩ thú y em mua thuốc kháng sinh Gentamicin về tiêm cho nó. Nhưng mà tiêm lại không đúng cách (thay vì tiêm vào cơ lại tiêm dưới da) nên mèo bị dị ứng hay sao ấy, bị sốt và cứ tầm 5' lại bị co giật. Đến nay nó đã hết sốt (em cho uống thuốc hạ sốt), ăn uống lại được, cũng không khạc ra đờm nữa nhưng vẫn bị co giật (nhẹ hơn) thì em có nên mang đi bác sĩ thú y để tiêm tiếp không ạ?
 

greenvet-hanoi

Chuyên gia thú y
Chỉ có BSTY thăm khám trực tiếp mới tư vấn được cho bạn thôi. Diễn đàn không thay thế được phòng khám Thú y. Mong hồi âm.
 

missparodyxxx

New Member
Mọi người ơi em bull nhà mình ở các kẽ ngón chân bị sưng to căng và có màu đỏ, em nó đau quá nên liếm làm vỡ ra chảy máu và lẫn 1 ít dịch mình đã rửa = oxy già và rắc kháng sinh vào đó, chân em nó đã khô nhưng mấy kẽ ngón kia thì nó mới hơi phồng lên to bằng con ve chó giờ mình nên làm thế nào để giúp em nó. Nhìn chân nó mình xót lắm. :(
 
Top